Thực trạng "chặt chém" thực khách hiện nay tại các khu du lịch
Mỗi khi đến các dịp lễ như Tết Nguyên đán, tình trạng “chặt chém” thực khách tại các nhà hàng, quán ăn, đặc biệt là tại những khu du lịch, lại trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Đơn cử như vụ việc một quán bún riêu ở Hà Nội bán cho thực khách 3 tô bún với giá 1,2 triệu đồng vào mùng 1 tết. Hay sự việc một quán ăn ở Phú Yên bị thực khách tố “chặt chém” mâm cơm gia đình “đạm bạc” nhưng hóa đơn tiền triệu. Hoặc gần đây nhất, vụ việc một du khách nước ngoài (người Trung Quốc) đã đăng bài lên mạng xã hội nhằm tố giác hành vi “chặt chém” của một quán ăn tại Nha Trang khi một bữa ăn có giá hơn 20 triệu đồng. Đáng chú ý, những món ăn có phần “dân dã” như rau muống xào tỏi, cà tím nướng mỡ hành, hay thậm chí là cơm trắng lại có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một suất ăn.
Một số biểu hiện của thực trạng “chặt chém” thực khách phổ biến như:
-
Giá cả bất hợp lý: Nhiều nhà hàng, quán ăn tại các khu du lịch nâng giá cao gấp nhiều lần so với giá thông thường, nhất là những món ăn đặc sản, hoặc khi khách không hỏi giá trước khi ăn.
-
Dịch vụ kém nhưng giá cao: Một số nơi dù giá cao nhưng chất lượng dịch vụ vô cùng kém, không tương xứng với giá tiền mà thực khách phải bỏ ra.
-
Ép giá, lừa đảo khách hàng: Một số chủ quán còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng về giá cả ở địa phương để thực hiện hành vi ép giá, lừa đảo khách hàng.
-
Không niêm yết giá: Nhiều cửa hàng không có bảng giá rõ ràng, dẫn đến khi tính tiền, khách không biết rõ món ăn đó có giá bao nhiêu, tính tiền có hợp lý hay không.
Bài viết đăng tải trên mạng xã hội lên án một quán cơm ở Phú Yên “chặt chém” thực khách
Từ thực trạng trên, một số nguyên nhân có thể kể đến nhằm giải thích cho tình trạng “chặt chém” như: thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng; tâm lý “chộp giật” của một số bộ phận người kinh doanh, bán hàng, chỉ quan tâm lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến uy tín lâu dài; khách du lịch không tìm hiểu kĩ về giá cả của dịch vụ nơi đó, dẫn đến dễ bị lừa, bị ép giá; và cuối cùng là sự cả tin và thiếu phản ánh của khách du lịch khiến cho vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại, tái diễn mà không có biện pháp để khắc phục.
Có thể thấy, thực trạng “chặt chém” khách du lịch không quá mới nhưng vẫn luôn tồn tại và có xu hướng phát triển nhiều hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch ở Việt Nam mà còn khiến cho bạn bè quốc tế có cái nhìn không thiện cảm đối với du lịch ở Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước.
Nhà hàng, quán ăn "chặt chém" khách hàng bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, 4 Điều 13 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
…
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;
b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;
c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;
đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy định;
e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;
g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;
h) Không bán đúng giá niêm yết.”
Theo quy định trên, hành vi không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định có thể bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng. Đối với hành vi không bán đúng giá niêm yết thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với hành vi không bán đúng giá niêm yết còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng; đồng thời còn bị áp dụng các biện pháp khác nhằm khắc phục hậu quả như buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi bán không đúng giá niêm yết.
Ngoài ra, mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì mức xử phạt là gấp đôi theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi hành chính trong quản lý giá như sau:
“Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá không thuộc khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.”
Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ có thể bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Phạt tiền đối với hành vi bán không niêm yết giá hoặc không bán đúng giá niêm yết
Cần báo cho cơ quan nào khi bị nhà hàng, quán ăn "chặt chém"?
Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
“Điều 25. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này;
b) Thanh tra Giao thông vận tải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định này tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ;
c) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 5, điểm d khoản 13 Điều 7; hành vi không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch quy định tại điểm d khoản 5, khoản 9 Điều 9 Nghị định này;
d) Thanh tra Tài nguyên - Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 11; điểm a khoản 5 Điều 13; điểm e khoản 3, các điểm g, h và i khoản 4; điểm b khoản 5 Điều 16 Nghị định này;
đ) Thanh tra Tài chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1, khoản 4 Điều 10; khoản 1, điểm h khoản 4 Điều 13; khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13 và khoản 14 Điều 7; khoản 4 và khoản 7 Điều 8; điểm c khoản 1, các khoản 4, 6 và 7 Điều 10; khoản 1, điểm a khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 13 theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
Từ quy định trên, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không niêm yết giá, không bán đúng giá niêm yết bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quản lý thị trường. Như vậy, trong trường hợp bị các quán ăn, nhà hàng “chặt chém”, bạn có thể liên hệ ngay đến các cơ quan trên để trình báo sự việc cũng như hỗ trợ trong việc giành lại quyền lợi chính đáng cho mình.
Liên hệ cơ quan chức năng để trình báo nếu bị quán ăn, nhà hàng chặt chém
Chủ nhà hàng đe dọa đánh khách hàng bị xử phạt thế nào?
Trong trường hợp chủ nhà hàng, quán ăn có hành vi đe dọa đánh khách hàng nếu khách không chịu trả tiền do bị “chặt chém”, chủ nhà hàng, quán ăn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, chủ nhà hàng, quán ăn có hành vi đe dọa đánh khách nhằm chiếm đoạt số tiền “chặt chém” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 01 năm – 20 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi đó gây ra… Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến LHLegal để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự: Quy định và thời điểm giao nộp (26.04.2025)
Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có thể bị xử phạt tù (23.04.2025)
Luật sư giỏi hòa giải tại các vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm, sơ thẩm (03.04.2025)
Vụ 71 triệu đồng chuyển nhầm: Cả tài xế và nữ hành khách đều có thể bị kiện? (02.04.2025)
Từ hôm nay, 01/4/2025 chính quyền cấp xã không còn thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm Pháp Luật (01.04.2025)
Đòi nợ thế nào để không vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi? (01.04.2025)
Cẩn trọng khi đổi tiền mới và tiền lưu niệm để tránh vi phạm pháp luật (01.04.2025)
Làm thế nào để thanh lý tài sản cầm cố hợp pháp? (01.04.2025)