>>> Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?
>>> Hành vi tham ô tài sản trong doanh nghiệp tư nhân và rủi ro tiềm ẩn
Phạm tội tham ô tài sản có bị tử hình hay không?
Tham ô tài sản là gì?
Tham ô tài sản được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt, tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Ví dụ: Ông A là thủ quỹ của trường học X. Ông A đã lợi dụng việc quản lý quỹ của trường để chiếm đoạt một phần tiền thu được từ học sinh. Như vậy, ông A phạm tội tham ô tài sản.
Người phạm tội tham ô tài sản có bị kết án tử hình hay không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“Điều 353. Tội tham ô tài sản
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
Theo đó, phạm tội tham ô tài sản có thể bị kết án tử hình nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:
-
Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) trở lên; hoặc
Nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản khác thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải thực hiện trưng cầu giám định (định giá).
-
Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) trở lên.
Phạm tội tham ô tài sản có thể bị tử hình
Vậy người tham ô tài sản nộp tiền khắc phục hậu quả có được giảm án không?
Tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;”
Theo quy định trên, người phạm tội tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp người phạm tội tham ô tài sản tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả có thể được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người phạm tội tham ô tài sản nộp tiền khắc phục hậu quả đều được giảm án mà phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
-
Việc nộp tiền khắc phục hậu quả áp dụng cho những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên nhưng không thể sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại;
-
Việc nộp tiền khắc phục hậu quả được thực hiện trên tinh thần tự nguyện do người phạm tội tự mình thực hiện hoặc thông qua người bào chữa, người tiến hành tố tụng thông báo cho gia đình người thân để họ thay mình thực hiện;
Nếu việc nộp tiền khắc phục hậu quả được thực hiện do tác động của người khác hoặc của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội buộc phải khắc phục hậu quả, người phạm tội mới thực hiện theo thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ để áp dụng.
-
Thời điểm khắc phục hậu quả: việc nộp tiền khắc phục hậu quả phải được thực hiện trước khi tuyên án và thuộc ở cấp nào thì cấp đó coi là tình tiết giảm nhẹ;
-
Mức độ khắc phục hậu quả: Mặc dù hiện nay chưa có vi phạm pháp luật nào quy định cụ thể về mức độ khắc phục hậu quả, tuy nhiên trên thực tế, mức độ khắc phục hậu quả phải tương xứng với thiệt hại đã xảy ra.
Đồng thời, Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Điều 40. Tử hình
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Như vậy, đối với người phạm tội tham ô tài sản bị kết án tử hình, sau khi bị kết án nhưng chưa thi hành án, người phạm tội đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ (ba phần tư) tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì người bị kết án tử hình sẽ không phải thi hành án tử hình mà chỉ bị phạt tù chung thân.
Đối với những trường hợp phạm tội có đồng phạm, mức độ khắc phục hậu quả sẽ tương xứng với vai trò của người phạm tội trong vụ án.
Người tham ô tài sản nộp tiền khắc phục hậu quả có thể được giảm án
Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại nhưng bị từ chối thì sao?
Trong một số trường hợp, người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại nhưng người bị thiệt hại không đồng ý nhận số tiền đó. Vậy trong những trường hợp này, người phạm tội cần làm gì để có thể được giảm án?
Người phạm tội hoặc gia đình, người thân của người phạm tội đã tự nguyện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của người phạm tội gây ra nhưng bị hại từ chối nhận thì người phạm tội hoặc gia đình, người thân của người phạm tội có thể thực hiện theo một trong hai cách sau để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
-
Người đã nộp tiền bồi thường thiệt hại có thể làm đơn và xin nộp số tiền đó cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; hoặc
-
Người đã nộp tiền bồi thường thiệt hại chứng minh được rằng họ đã tự nguyện bồi thường thiệt hại nhưng phía bị hại từ chối nhận. Đồng thời, người đã nộp tiền bồi thường thiệt hại thực hiện việc cất, giữ tiền để sẵn sàng bồi thường khi có yêu cầu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tội phạm tham ô tài sản dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay công ty Luật chuyên về hình sự LH Legal để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)