>>> Rủi ro mua nhà ở xã hội bằng giấy viết tay, lập vi bằng
>>> 6 chính sách mới về đất đai nhà ở từ năm 2025
Chính vì lẽ đó, xã hội ngày càng quan tâm hơn đến người khuyết tật, Với mục tiêu xây dựng một môi trường bình đẳng giữa họ và những người không khuyết tật, giúp người khuyết tật có cơ hội sống một cuộc sống bình thường như mọi người khác, góp phần xóa bỏ tình trạng miệt thị và phân biệt đối xử mà họ từng phải chịu đựng trong quá khứ.
Tại Việt Nam, người khuyết tật được hưởng nhiều chính sách xã hội nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho họ hòa nhập vào cộng đồng. Một trong những chính sách quan trọng đó là chính sách về nhà ở xã hội.
Người lao động là người khuyết tật hưởng chính sách việc làm của Nhà nước thế nào?
Chính sách về việc làm đối với người khuyết tật
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010 về việc làm đối với người khuyết tật:
“1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
5. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
6. Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.”
Thông qua quy định trên, người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động sẽ được hưởng các chính sách về việc làm của Nhà nước bao gồm:
-
Được tạo điều kiện hồi phục chức năng lao động.
-
Được tư vấn việc làm miễn phí.
-
Được bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe.
-
Khi tuyển dụng người khuyết tật sẽ được ưu tiên khi đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng. (Đối với trường hợp cố tình đặt ra những quy định trái pháp luật để từ chối người khuyết tật thì người sử dụng lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật).
-
Được hưởng đầy đủ các chính sách của Bộ luật Lao động 2019 như bao người khác.
Người khuyết tật được tư vấn việc làm miễn phí
Hỗ trợ cung cấp vốn vay đối với người khuyết tật tự tạo việc làm
Đối với trường hợp người khuyết tật tự tạo việc làm, Chính phủ cam kết hỗ trợ thông qua việc cung cấp vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có ý chí và khả năng tự chủ kinh tế, từ đó tạo ra cơ hội tự doanh và phát triển bản thân. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ hướng dẫn Luật người khuyết tật:
Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây:
-
Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm;
-
Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích nhận người khuyết tật vào làm việc
Bên cạnh đó, Chính phủ còn Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc (Điều 10 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP):
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi:
-
Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
-
Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm.
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật được vay vốn ưu đãi
Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được:
-
Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
Từ những chính sách trên, Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người khuyết tật tự tạo việc làm và phát triển sự tự lập trong cuộc sống kinh tế.
Khi nào người khuyết tật được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội?
Theo Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 quy định người khuyết tật được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội nếu thuộc trường hợp sau:
“Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa và không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.”
Nhà nước sẽ cấp kinh phí nuôi dưỡng nhóm người khuyết tật trên cho các cơ sở bảo trợ xã hội. Các khoản kinh phí này được phân bổ một cách hợp lý và được sử dụng nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người khuyết tật tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Các khoản kinh phí bao gồm:
-
Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng: khoản tiền hàng tháng để đảm bảo người khuyết tật có đủ chi phí sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
-
Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày: là các vật dụng thiết yếu như quần, áo, giày, dép, đồ dụng vệ sinh cá nhân,...
-
Mua thẻ bảo hiểm y tế: đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng các dịch vụ y tế cần thiết.
-
Mua thuốc chữa bệnh thông thường: mua các loại thuốc cần thiết để điều trị và duy trì sức khỏe của người khuyết tật.
-
Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng: mua các dụng cụ và phương tiện hỗ trợ giúp người khuyết tật phục hồi và duy trì chức năng lao động của mình.
-
Mai táng khi chết: kinh phí đảm bảo quá trình mai táng được thực hiện một cách đúng đắn và tôn trọng.
-
Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ: chi phí để mua các sản phẩm vệ sinh cá nhân hàng tháng cho người khuyết tật là nữ
Lưu ý: Đối với mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí sẽ được Chính phủ quy định.
Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không?
Trước tiên, theo điểm g khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, trường hợp đối tượng là người khuyết tật thì phải có xác nhận là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội như sau:
“1. Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng theo dự án thực hiện theo quy định sau:
a) Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) bằng hoặc ít hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố cho từng loại sản phẩm thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo hình thức thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng;
b) Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) nhiều hơn tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố cho từng loại sản phẩm thì việc xét duyệt, lựa chọn đối tượng thực hiện theo hình thức bốc thăm do chủ đầu tư tổ chức, có đại diện Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án được phê duyệt tham gia giám sát. Việc bốc thăm phải có biên bản kết quả bốc thăm.
Trường hợp dự án có đối tượng đảm bảo quy định tại Điều 22 Nghị định này là người có công với cách mạng hoặc người khuyết tật thì được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định. Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 02 nhóm đối tượng ưu tiên này trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án. Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm.”
Theo quy định trên thì người khuyết tật và người có công với cách mạng được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định.
Người khuyết tật và người có công với cách mạng được ưu tiên mua nhà xã hội
Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 02 nhóm đối tượng ưu tiên này trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án.
Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm.
Hồ sơ chứng minh đối tượng và điều kiện để được mua nhà ở xã hội
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 100/2015 được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021, hồ sơ chứng minh đối tượng và điều kiện để được hưởng chính sách về nhà ở xã hội gồm:
-
Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội;
-
Giấy tờ chứng minh về điều kiện thực trạng nhà ở;
-
Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú;
-
Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.
Lưu ý, Bộ Xây dựng là cơ quan ban hành mẫu giấy tờ để thực hiện các quy định về hồ sơ chứng minh đối tượng và điều kiện để được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Theo đó:
-
Mẫu số 02 Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD ban hành giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với người có công với cách mạng.
-
Mẫu số 03 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD ban hành giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (quy định tại khoản 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở).
-
Mẫu số 04 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD ban hành giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị và đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ chế độ do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác cấp.
-
Mẫu số 05 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD ban hành giấy xác nhận đối tượng và thực trạng về nhà ở đối với đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ.
-
Mẫu số 07 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD ban hành giấy xác nhận của UBND cấp huyện nơi đối tượng có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
-
Mẫu số 08 tại Phụ lục I Thông tư 09/2021/TT-BXD ban hành giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên (chứng minh về điều kiện thu nhập).
Ngoài ra còn có một số giấy tờ khác để chứng minh đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Bao gồm:
-
Giấy chứng nhận người khuyết tật đối với đối tượng là người khuyết tật;
-
Văn bản xác nhận nơi cư trú/hoặc bản sao hộ khẩu tập thể tại địa phương nơi đăng ký mua nhà ở xã hội;
-
Giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại nơi có dự án xây dựng nhà ở xã hội;
-
Văn bản kê khai về mức thu nhập (tờ khai thuế thu nhập cá nhân).
Giấy chứng nhận người khuyết tật là một trong số giấy tờ chứng minh điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội
Bài viết trên được LHLegal tổng hợp với mục đích giải đáp thắc mắc về vấn đề người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội hay không. Hy vọng hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
Tìm hiểu thêm về Luật sư đất đai giỏi LHLegal
LHLegal là đơn vị uy tín với đội ngũ luật sư đất đai giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến đất đai. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, bảo vệ quyền lợi tối đa và giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp trong lĩnh vực đất đai như tranh chấp quyền sở hữu, thủ tục chuyển nhượng, tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các thủ tục hành chính khác. Với kiến thức sâu rộng, kỹ năng đàm phán mạnh mẽ và sự tận tâm, các luật sư giỏi đất đai LHLegal luôn nỗ lực để giúp khách hàng đạt được mục tiêu pháp lý một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Chủ đầu tư được chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư khi nào? (26.03.2025)
Sổ đỏ không có sơ đồ thửa đất có ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất? (26.03.2025)
Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không công chứng có được công nhận? (26.03.2025)
Mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất 2025 theo quy định pháp luật (26.03.2025)
Mức phạt khi xây nhà trên đất chưa thổ cư (25.03.2025)
Phân tích và bình luận thông báo rút kinh nghiệm giải quyết vụ án số 1070/VKSTC-V3 (24.03.2025)
Các thuật ngữ được sử dụng trong Luật Đất đai năm 2024 (21.03.2025)
Nhận thừa kế đất: Có được làm lại thủ tục xác định đất ở? (20.03.2025)