logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Rủi ro mua nhà ở xã hội bằng giấy viết tay, lập vi bằng

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của pháp luật. Vậy, có phải tất cả các trường hợp đều được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội không? Để biết được khi nào được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội, mời Quý bạn đọc qua bài viết dưới đây của LHLegal.

    Rủi ro mua nhà ở xã hội bằng giấy viết tay, lập vi bằng

    Câu hỏi:

    Tôi có mua lại 1 căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội bằng giấy tay. Chủ căn hộ này cho biết mới dọn về ở được 1 năm, họ nói theo quy định về nhà ở xã hội, tôi phải chờ thêm 4 năm nữa họ mới được làm thủ tục sang tên tôi.

    Nếu 2 bên mua bán cùng đi lập vi bằng thì có giá trị pháp lý về sau không? Việc mua bán này tôi có gặp rủi ro gì không? Nhờ báo cho tôi lời khuyên khi mua lại nhà ở xã hội trong thời kỳ chưa được phép bán lại.

    Trả lời:

    Liên quan đến câu hỏi của bạn đọc, chúng tôi trả lời vấn đề trên như sau:

    Khi nào được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội?

    Đầu tiên là về thời gian làm được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội thì tại khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định:

    “Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.”

    Thêm vào đó khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP cũng quy định thêm:

    “... chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai…”

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua và chỉ có thể được bán lại khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Tuy nhiên người mua nhà ở xã hội phải lưu ý rằng nhà ở xã hội chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội và chủ nhà trước đó phải hoàn tất nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua căn hộ trên thì việc anh/chị phải chờ đợi 4 năm mới nữa mới được làm thủ tục sang mới đúng quy định pháp luật. Tránh trường hợp chủ nhà chưa thanh toán xong tiền mua căn hộ thì 04 năm sau anh/chị cũng không được thực hiện thủ tục sang tên.

    Nhà ở xã hội chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó

    Nhà ở xã hội chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó

    Xem thêm: Mua nhà chung cư cần lưu ý điều gì?

    Mua nhà ở xã hội bằng cách lập vi bằng có giá trị pháp lý không?

    Tiếp theo đó là việc 2 bên mua bán cùng đi lập vi bằng thì có giá trị pháp lý về sau không? 

    Vì khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định việc “mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp các bên có nhu cầu” nên nhiều người lựa chọn giao dịch mua bán nhà ở xã hội bằng giấy tờ tay, lập vi bằng nếu không đủ điều kiện để công chứng. Tuy nhiên nhiều người không biết giá trị thực của vi bằng.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    Về giá trị pháp lý, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Bởi vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, nó là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    Vi bằng không có giá trị thi hành mà chỉ có giá trị chứng cứ thế nên người mua không thể sử dụng vi bằng để đăng ký sang tên quyền sở hữu. Nguy hiểm hơn, nếu chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy viết tay) thì khi xảy ra tranh chấp, bên bán có thể không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản.

    Liên hệ luật sư nhà đất giỏi

    Vi bằng không có giá trị thi hành nên không thể dùng nó để đăng ký sang tên

    Cần lưu ý điều gì khi mua lại nhà ở xã hội

    Việc mua lại nhà ở xã hội trong thời gian chưa được phép bán lại là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật thế nên người dân nên cân nhắc không nên mua để tránh rủi ro về sau, thêm đó nếu mua lại nhà ở xã hội người dân cần lưu ý những điều sau:

    • Thứ nhất phải xem xét điều kiện được phép mua bán nhà ở xã hội bởi nhà ở xã hội chỉ được mua bán, chuyển nhượng cho đúng đối tượng theo pháp luật quy định.

    • Thứ hai, tìm hiểu để biết rõ người bán đã trả hết số tiền theo hợp đồng đã ký kết hay chưa, nếu người bán chưa thanh toán hết việc chuyển nhượng nhà ở xã hội sẽ không hợp pháp.

    Kiểm tra xem nhà định mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan hay chưa.

    Trước khi mua nhà ở xã hội, bạn hãy kiểm tra nhà đó đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ chưa

    Trước khi mua nhà ở xã hội, bạn hãy kiểm tra nhà đó đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ chưa

    Mua bán nhà ở xã hội hợp pháp phải thực hiện công chứng chức thực hợp đồng.

    Trên đây là toàn bộ nội dung về "Khi nào được phép chuyển nhượng nhà ở xã hội". Chúng tôi hy vọng bài viết hữu ích đến Quý bạn đọc, từ đó vận dụng đúng theo quy định Pháp luật.

    Nếu Quý đọc giả còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn Pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau đây:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng:
    Facebook chat