>>> Người phạm tội dưới 18 tuổi có phải chịu hình phạt tử hình không?
>>> Gây lộn, đánh bạn cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi có đi tù không?
Khung hình phạt cao nhất đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Căn cứ vào Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
“Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Theo đó, mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
-
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội:
-
Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất áp dụng không quá 18 năm tù.
-
Nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
-
-
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội:
-
Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.
-
Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
-
Như vậy, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá 18 năm tù và không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Lưu ý: Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
-
Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
-
Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
-
Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
-
Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 103 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
Điều kiện người dưới 18 tuổi phạm tội có thể hưởng án treo
Căn cứ vào Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:
-
Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
-
Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
-
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
-
Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
-
Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
-
-
Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng án treo nếu có 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
-
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
-
Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-
Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi cũng sẽ được xem xét áp dụng các điều kiện trên để được hưởng án treo..
Lưu ý trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi là người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội hoặc là người phạm tội nhiều lần thì vẫn được hưởng án treo theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Nguyên tắc bố trí phòng xét xử trong vụ án dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Theo Điều 3 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về nguyên tắc bố trí phòng xử án như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc bố trí phòng xử án
1. Phòng xử án phải được bố trí trang nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa.
2. Việc bố trí phòng xử án phải thể hiện vị trí, vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử; bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3. Việc bố trí phòng xử án phải phù hợp với yêu cầu xét xử từng loại vụ án, vụ việc nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án.
4. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.”
Theo đó, ngoài đáp ứng các nguyên tắc chung về bố trí phòng xử án thì đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.
Đồng thời, theo Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:
-
Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh.
-
Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
-
Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng.
Phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn áp dụng trách nhiệm hình sự như sau:
2.[29] Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Theo đó, người phạm tội là dưới dưới 18 tuổi phải thuộc một trong các trường hợp sau:
-
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
-
Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội được xem xét miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT, GIÁO DỤC ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ quy định tại Mục 2 Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên và phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm:
Trường hợp 1: người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
-
Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
-
Khi có quyết định đại xá.
Đây là trường hợp miễn bắt buộc, nghĩa là khi có đủ điều kiện nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng miễn trách nhiệm cho người phạm tội.
Trường hợp 2: người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
-
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
-
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
-
Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mang tính tùy nghi, nghĩa là tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Bộ luật đã quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá, xem xét có ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự hay không.
Trường hợp 3: người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
-
Người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm phải là loại tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.
-
Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
-
Phải được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, chỉ khi người phạm tội có đủ 3 điều kiện trên mới có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự. Việc tiến hành đánh giá, xem xét ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp này còn tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm xã hội, nhân thân, tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ…
Những biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Theo Mục 2 Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi như sau:
Về điều kiện áp dụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này (Điều 92 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).
Về biện pháp khiển trách
Được quy định cụ thể tại Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
-
Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
-
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
-
Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
-
Biện pháp khiển trách được áp dụng khi người dưới 18 tuổi là đồng phạm có vai trò không đáng kể
-
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
-
Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
-
Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
-
Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
-
Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
-
-
Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Về biện pháp hòa giải cộng đồng
Được quy định cụ thể tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
-
Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
-
-
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
-
Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
-
Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
-
Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này là: Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc, Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
-
-
Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm.
Về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Được quy định cụ thể tại Điều 95 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
-
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
-
-
Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
-
Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
-
Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;
-
Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;
-
Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.
-
-
Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Nếu đã chấp hành ½ thời hạn giáo dục tại xã thì UBND xã được giao trách nhiệm giám sát giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội
Như vậy những biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự bao gồm: khiển trách; hòa giải cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thông qua bài viết này, chúng tôi mong có thể giải đáp đáp cho bạn những thắc mắc về các quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với LHLegal để được nhận sự hỗ trợ sớm nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)