Ngáo đá là gì?
Ngáo đá là tình trạng loạn thần do sử dụng ma túy đá. Người chơi sau khi sử dụng ma túy đá sẽ xuất hiện ảo giác, hoang tưởng và bị rối loạn hành vi. Đây là một trường hợp rất nguy hiểm vì chính những ảo giác, hoang tưởng kết hợp với rối loạn hành vi sẽ khiến người “ngáo đá” có những hành động như tự sát hay giết người.
Vì vậy, người bị “ngáo đá” sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân của họ và cả những người xung quanh.
Người bị ngáo đá thường có những biểu hiện gì?
Những người bị “ngáo đá” sẽ có những biểu hiện tương tự như người bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên mức độ của những người chơi ma túy đá sẽ nguy hiểm và cao hơn tâm thần phân liệt.
Người dùng ma túy đá khi bị phê thuốc sẽ bị mất kiểm soát hành vi, khuôn mặt ngáo ngơ và có những hành động kỳ quặc điển hình như: Tưởng tượng mình là cá bơi dưới nước, là chim bay lượn, tự làm hại cho bản thân mình hoặc người xung quanh,...
Người ngáo đá thường có những hành tự làm hại bản thân và người xung quanh
Một số dấu hiệu đặc trưng của các đối tượng bị ngáo đá như:
-
Nghiến răng, mắt đảo điên, ngứa ngáy, thở nhanh.
-
Liên tục nói nhảm, giao tiếp với những người xung quanh bất thường, kể cả bạn bè, hàng xóm, người thân.
-
Dùng hung khí tự gây thương tích cho chính mình hay người xung quanh.
-
Dễ nổi giận, nổi cáu, mất kiểm soát bản thân và có những hành vi vô thức.
-
Có các hành động vô thức lặp đi lặp lại.
Ngáo đá giết người bị ngồi tù bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì chưa có quy định cụ thể, riêng biệt cho trường hợp phạm tội trong tình trạng “ngáo đá”. Tuy nhiên, tại Điều 13 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Qua đó có thể thấy pháp luật hình sự hiện hành không coi việc say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác như: thuốc lắc, ma túy,…là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế những người bị “ngáo đá” trước đó là những người bình thường, có năng lực trách nhiệm với các hành vi của mình. Việc họ mất năng lực, hạn chế năng lực là do họ sử dụng ma túy, gây ảo giác dẫn đến hiện tượng ảo giác. Người phạm tội hoàn toàn ý thức được điều này, nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm khi vi phạm hoặc phạm tội trong tình trạng “ngáo đá”.
Vì vậy ngáo đá giết người chính là phạm tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự hiện hành:
“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
…”
Xem thêm: Mức hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy?
Phạm tội khi ngáo đá là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng?
Hiện nay, việc rối loạn tâm thần do sử dụng các rối loạn tâm thần do dùng chất kích thích mạnh như thuốc lắc, ma túy đá,... không thuộc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Tuy nhiên, trong cấu thành của một số tội về vi phạm giao thông thì việc sử dụng chất kích thích mạnh hay chất ma túy là tình tiết định khung tăng nặng được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự. Cụ thể:
-
Điểm b, khoản 2, Điều 260 trong Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
-
Điểm b, khoản 2, Điều 267 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường sắt.
-
Điểm b, khoản 2, Điều 272 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường thủy.
Khi nào giết người do hoang tưởng sử dụng ma túy bị tử hình?
Hỏi: Xin chào luật sư, chuyện là con trai tôi đi sinh nhật bạn và có rủ nhau vào quán karaoke. Trong lúc đợi lấy phòng thì có một thanh niên đi từ trên lầu xuống nhìn chăm chăm vào con tôi và dùng dao đâm liên tiếp 2 nhát khiến con tôi chết tại chỗ. Đám bạn của con tôi la lên và kêu cứu thì hắn quay sang đâm vào bụng K (bạn con tôi) khiến K tử vong. Sau khi gây án người này còn dùng dao đâm vào vai mình. Qua quá trình điều tra phát hiện trong máu và nước tiểu của thanh niên này có chứa ma túy. Luật sư cho tôi hỏi thanh niên này đâm chết con tôi và K trong tình trạng hoang tưởng do sử dụng ma túy thì có bị đối mặt với án tử hình không? Mong luật sư tư vấn để tôi lấy lại công bằng cho con tôi.
Trả lời: Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn pháp luật hình sự giỏi tư vấn cho bạn về vấn đề này như sau:
Nội dung tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì thanh niên này đã dùng dao đâm liên tiếp 2 nhát khiến con chị chết tại chỗ. Khi mọi mọi người hô hoán kêu cứu thì người này tiếp tục dùng dao quay sang đâm vào bụng K 1 nhát làm K tử vong. Sau khi gây án thanh niên này đã tự đâm vào vai mình. Qua quá trình điều tra cho thấy máu và nước tiểu của thanh niên này có chứa ma túy. Theo Luật sư thì thanh niên này đã giết người khi không tỉnh táo do sử dụng ma túy. Vì vậy, căn cứ theo Điều 13 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:
“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Việc thanh niên này mất năng lực, hạn chế năng lực là do sử dụng ma túy gây ảo giác. Chính thanh niên này tự làm bản thân mình bị giảm sút, khó khăn hoặc mất nhận thức. Do đó, hành vi đâm chết người do sử dụng ma túy của thanh niên này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS hiện hành.
“Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
…”
Thanh niên này vì sự không tỉnh táo (tự đâm chính mình) do sử dụng ma túy nên đã liên tiếp đâm vào con chị và K. Từ đó căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự hiện hành thì thanh niên này có thể đối diện với mức phạt tù thấp nhất là 12 năm và cao nhất là tử hình.
Trên đây là câu trả lời ma LHLegal - Luật sư bào chữa giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến chị. Hi vọng bài viết giúp ích được cho chị và gia đình. Trong trường hợp chị cần luật sư hỗ trợ về vụ án hãy nhanh tay liên hệ 1900 2929 01- đội ngũ Luật sư bào chữa và bảo vệ giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. LHLegal luôn đặt chữ tâm của nghề lên hàng đầu với mong muốn mang lại sự công bằng cho xã hội.
Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html
Dịch vụ luật sư tư vấn hình sự giỏi - Công ty Luật TNHH LHLegal
Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn pháp luật hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ. Các Luật sư, cố vấn pháp lý của LHLegal đã từng tham gia giải quyết nhiều vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng như:
Vụ án phạm tội tàng trữ ma túy
Vụ án về các tội xâm phạm về chức vụ.
Vụ án giết người xuất phát từ mâu thuẫn tình yêu nam nữ
Vụ án giết người xuất phát từ mẫu thuẫn tình cảm vợ chồng
Vụ án giết người do người Trung Quốc phạm tội xuất phát từ mâu thuẫn trong công việc
Vụ án làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất
Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty đa quốc gia
Vụ án lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng nước ngoài
Vụ án xâm phạm quản lý kinh tế của nhà nước xảy ra tại Ngân hàng trong nước
Vụ án liên quan tội phạm công nghệ cao
Vì vậy khi gặp bất cứ vướng mắc gì về pháp luật hình sự hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 2929 01 của chúng tôi hoặc khách hàng có thể đến trực tiếp tại văn phòng/ trụ sở Công ty Luật TNHH LHLegal tại 17A Phan Bội Châu, Phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần chi trả cước phí cuộc gọi theo quy định của nhà mạng. Các vấn đề pháp lý đang vướng mắc của bạn sẽ được đội ngũ Luật sư chuyên hình sự của Công ty LHLegal giải quyết ngay lập tức!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)