Chào chị Trúc, chào mừng chị quay lại với chuyên mục Luật sư kể chuyện nghề. Không biết lần này chị gửi đến chúng tôi câu chuyện hấp dẫn nào ạ?
Luật sư Trúc:
Có một vụ án xảy ra giáp tế mà hình ảnh hai đứa trẻ ôm nhau nước mắt ngắn dài tham dự phiên tòa với bên bị hại là cha, bị cáo là mẹ đã làm tôi nhớ mãi dù đã nhiều năm trôi qua.
Vụ án này do tôi đảm nhận với vị trí Kiểm sát viên Trung cấp, vợ chồng nhà này người Sài Gòn, sinh sống ở Thảo Điền có với nhau 2 mặt con. Người ta thường nói giàu đổi bạn, sang đổi vợ. Cái này thì tôi không chắc nhưng theo lời khai của bị cáo thì khi kinh tế gia đình khá lên cũng là lúc vợ phát hiện chồng mình cặp bồ bên ngoài. Suốt quãng thời gian dài người chồng tra tấn tinh thần, thể xác vợ mình và các con bằng việc đánh đập yêu cầu ly hôn chia tài sản nhưng vì muốn giữ hạnh phúc gia đình mà cô vợ (sau là bị cáo) kiên quyết không đồng ý.
Đỉnh điểm có một lần cãi nhau to, mặc dù người vợ đã có ý định muốn bỏ đi về nhà mẹ đẻ để mọi chuyện lắng xuống nhưng cô này vẫn bị chồng chặn lại, rút chìa khoá bắt ép đưa giấy yêu cầu ký nợ, ký ly hôn và ký đồng ý bán nhà. Người chồng đã lôi vợ xuống bếp, trong quá trình xô đẩy giằng co xô xát vì không giữ được bình tĩnh mà cô này đã vớ con dao trên bếp đâm chồng từ phía sau từ trên xuống trúng vai.
Sau khi nhận thấy hành động của mình gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chồng nên chính tay người vợ này đã gọi người đến giúp đỡ chở chồng mình đi viện và cũng chính người vợ đã chăm sóc chồng mình trong viện mấy ngày liền.
Ai ngờ sau khi tỉnh dậy người chồng này đã đuổi cô vợ ra khỏi viện thay thế người chăm sóc là người tình mình và đâm đơn tố cáo vợ ra cơ quan công an về hành vi cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật 28%.
Ngày xét xử người chồng bên phía bị hại, vợ lại đứng bên phía bị cáo. Phía dưới là gia đình và 2 đứa con thơ. Cảnh tượng đau lòng vô cùng. Có thể họ cũng không ngờ là gia đình mình phải gặp nhau trong hoàn cảnh thế này, và cũng không ai ngờ là 1 cặp vợ chồng mà ở đó người chồng liên tục yêu cầu hội đồng xét xử ra bản án thật nặng “phải cho cô ta đi tù mọt gông" hay phải bồi thường thích đáng thì mới được bãi nại.
Đáp lại những lời buộc tội, những lời nói của người từng đầu ấp tay gối với mình thì bị cáo chỉ biết im lặng, cúi gằm mặt lâu lâu hướng mắt về 2 đứa con thơ vô tội.
Cái sai của người vợ này về lý đã có pháp luật nghiêm trị. Vậy cái sai về tình của người chồng trên thì toà án nào mới phán quyết được anh ta đây? Đây phải chăng là một vụ án đạt lý nhưng thiếu tình người? Tôi tự vấn, tại sao lại đi tố cáo và đối xử quá tệ bạc với người ngày đêm đầu ấp tay gối với mình, đồng hành cùng mình trong quãng thời gian khó khăn nhất. Tình cảm vợ chồng mấy chục năm, phải chăng là quá bạc bẽo?
Hiếm có phiên toà nào mà cả Hội đồng xét xử và đại diện Viện kiểm sát lại cảm thông và nghiêng về phía bị cáo như thế này. Xét các tình tiết giảm nhẹ hay động cơ gây án cũng như một phần lỗi của bị hại thì người vợ trong vụ này bị Tòa tuyên án 2 năm tù giam về Tội Cố ý gây thương tích. Rõ ràng mức án có thể nặng nhẹ khác nhau nhưng hành vi đâm chồng, hành hung cha của bọn trẻ thì không thể xoá nhoà được, nhất là trong ký ức 2 đứa trẻ thì hình ảnh phiên toà, hình ảnh cha mẹ chúng đấu tố nhau chắc hẳn là vết thương lòng khó phai.
Thưa chị, rõ ràng trong quá trình hành nghề có những câu chuyện éo le mà pháp luật thì luôn trong khuôn khổ chị nghĩ gì về hệ thống tư pháp nước nhà cần bảo vệ hay có tình tiết giảm nhẹ cho các trường hợp bị cáo đáng thương như trên?
Luật sư Trúc:
Rõ ràng pháp luật luôn bảo vệ đời sống người dân đấy thôi. Sai phải xử, tình và lý vẫn được pháp luật áp dụng nhuần nhuyễn bằng chứng là các tình tiết giảm nhẹ đã được quy định nên tôi nghĩ khi xã hội thay đổi thì pháp luật mới cần thay đổi cho phù hợp vì pháp luật vận hành dựa trên đời sống mà.
Cảm ơn chị Trúc về câu chuyện cảm động trong thực tiễn hành nghề. Kính chúc chị sức khoẻ. Hi vọng được gặp chị trong các số tiếp theo với nhiều câu chuyện bổ ích mới lạ hơn.
*Về tiêu đề MỘT BẢN ÁN “ĐẠT LÝ THIẾU TÌNH”: lý ở đây chính là tính đúng đắn, thực thi, xét xử đúng người đúng tội của pháp luật; tình ở đây là tình cảm gia đình, tình vợ chồng.
Khi bị hại cũng có lỗi (02.11.2022)
Khi phần con lấn át phần người bên trong một bị cáo (31.10.2022)
Tội ác gây ra : trời biết, đất biết, nạn nhân biết! (28.10.2022)
Kỷ niệm 111 năm ngày sinh đồng chí Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (25.08.2022)
Kỷ niệm 77 năm ngày cách mạng tháng tám thành công (19/8) (19.08.2022)
Ý nghĩa của tượng nữ thần công lý (17.08.2022)
Nghề luật sư ở việt nam đã ra đời và hoạt động như thế nào? (11.08.2022)
Thực tiễn hành nghề xác định tội cho vay lãi nặng (10.08.2022)