>>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài mới nhất
>>> Tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt do đương sự đang ở nước ngoài ra sao?
Căn cứ theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài
Ai được quyền nuôi con theo pháp luật Việt Nam?
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con sau ly hôn sẽ do vợ chồng thỏa thuận. Nếu không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố như:
-
Điều kiện kinh tế, môi trường sống và khả năng chăm sóc con.
-
Nguyện vọng của con (nếu từ đủ 7 tuổi trở lên).
-
Độ tuổi của con (trẻ dưới 36 tháng thường được giao cho mẹ, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện chăm sóc).
Nếu một bên là người nước ngoài, việc Tòa án Việt Nam xét xử vẫn sẽ tuân theo quy định này, đồng thời xem xét yếu tố về nơi cư trú và khả năng bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho con.
Xử lý trường hợp đưa con ra nước ngoài trái phép
Trong trường hợp một bên đưa con ra nước ngoài trái phép sau ly hôn, bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Theo Công ước La Haye về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc đưa con ra nước ngoài trái phép có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và có thể yêu cầu đưa con trở lại Việt Nam thông qua các kênh ngoại giao hoặc tư pháp.
Người có hành vi đưa con ra nước ngoài trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo Điều 350 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép tại Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Giải quyết việc cấp dưỡng khi một bên ở nước ngoài
Theo Điều 82 và 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Căn cứ theo Điều 129 Luật hôn nhân và gia định năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài sẽ phải tuân theo pháp luật của nước nơi có người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trong trường hợp, người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Phân chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
Tài sản được xác định thế nào khi một bên ở nước ngoài?
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo nguyên tắc thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định dựa trên các yếu tố:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
-
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
-
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
-
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
-
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
-
Bảo vệ lợi ích của con.
Nếu tài sản nằm ở nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể áp dụng pháp luật của quốc gia đó để giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để xác minh và phân chia.
Nếu tài sản nằm ở nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để xác minh và phân chia
Quyền sở hữu đất đai và nhà ở khi ly hôn với người nước ngoài
Theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2024, người nước ngoài không có quyền sở hữu đất tại Việt Nam mà chỉ có thể sở hữu nhà ở dưới hình thức mua căn hộ chung cư trong các dự án thương mại. Do đó, khi ly hôn, tài sản đất đai thường được giao cho bên là công dân Việt Nam, còn người nước ngoài sẽ nhận được phần giá trị tương ứng được phân chia quy đổi thành tiền.
Cách xử lý tranh chấp tài sản khi ly hôn
Nếu có tranh chấp tài sản trong quá trình ly hôn với người nước ngoài, có thể giải quyết theo các cách sau:
-
Thương lượng, hòa giải: Đây là phương án nên được ưu tiên bởi giúp các bên tiết kiệm thời gian và chi phí.
-
Giải quyết tại Tòa án Việt Nam: Nếu tài sản ở Việt Nam, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết (khoản 3, 4 Điều 35 và Điều 37, Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, 2022, 2023).
-
Giải quyết tại Tòa án nước ngoài: Nếu tài sản ở nước ngoài, cần xem xét hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước đó để xác định thẩm quyền giải quyết.
Nếu vụ việc ly hôn tranh chấp tài sản tại Việt Nam, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết
Ly hôn với người nước ngoài có thể phức tạp do liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý của cả Việt Nam và nước ngoài. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đương sự cần nắm rõ quy định về quyền nuôi con, cấp dưỡng, phân chia tài sản và tranh chấp liên quan. Việc tham vấn luật sư có kinh nghiệm về ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ giúp quá trình giải quyết nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Thỏa thuận chia tài sản trong hôn nhân không công chứng có hiệu lực không? (09.05.2025)
Thủ tục ly hôn mới nhất 2025: Hồ sơ, quy trình & thời gian giải quyết (09.05.2025)
Trong hôn nhân tài sản đứng tên chồng khi ly hôn vợ có được chia? (06.05.2025)
Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài mới nhất (26.04.2025)
Của hồi môn là gì? Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? (26.04.2025)
Con dưới 36 tháng tuổi mặc nhiên được Tòa án giao cho mẹ nuôi dưỡng? (24.04.2025)
Ly hôn với chồng quân nhân thì thực hiện thế nào? (23.04.2025)
Khi nào cha mẹ bị tước quyền nuôi con? Ngoại tình có được nuôi con? (23.04.2025)