>>> Phân biệt hoãn chấp hành hình phạt tù và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
>>> Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt khác nhau như thế nào?
Tổng quan về miễn chấp hành hình phạt tù
Miễn chấp hành hình phạt tù là một chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho những người phạm tội có cơ hội sửa chữa, cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng. Pháp luật Hình sự Việt Nam quy định về miễn chấp hành hình phạt tù qua các giai đoạn khác nhau:
Lần đầu tiên, miễn chấp hành hình phạt tù được đề cập trong văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam dưới tên gọi “Miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt” là tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 1985. Tại đây, quy định người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội, thì theo đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án có thể miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Sau đó, nội dung này được tách ra, quy định riêng tại Điều 57 Bộ Luật Hình sự 1999 với tên gọi “Miễn chấp hành hình phạt” quy định này đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được miễn chấp hành hình phạt (trong đó có hình phạt tù).
Đến nay, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù đang được điều chỉnh bởi Điều 62 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Khái niệm của việc miễn chấp hành hình phạt tù
Khái niệm: Hiện nay, quy định pháp luật chưa quy định cụ thể như thế nào là miễn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, trên tinh thần của Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐTP ngày 10/06/2024, miễn chấp hành hình phạt có thể hiểu: Miễn chấp hành hình phạt tù là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần hình phạt còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên trong bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật.
Ý nghĩa của việc miễn chấp hành hình phạt tù
Các quy định trên đã thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho những người đã cải tạo tốt hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. Việc quy định các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tại Điều 62 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 mang các ý nghĩa sau:
-
Thứ nhất, khuyến khích cải tạo: Miễn chấp hành hình phạt tù khuyến khích người phạm tội tích cực cải tạo, lập công hoặc tuân thủ pháp luật. Điều này giúp họ có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời.
-
Thứ hai, mang tính nhân đạo: Quy định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, đặc biệt đối với những người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Giúp người bị kết án giảm bớt gánh nặng cho xã hội và gia đình.
-
Thứ ba, giúp giảm tải cho hệ thống giam giữ: Việc miễn chấp hành hình phạt tù cũng giúp giảm tải cho các cơ sở giam giữ, từ đó tập trung nguồn lực cho những trường hợp thực sự cần thiết.
Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tù
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, có 07 trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tù, gồm:
1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
Người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dân sự
Thủ tục xin miễn chấp hành hình phạt tù (Hướng dẫn chi tiết)
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật thi hành án Hình sự 2019, thủ tục xin Miễn chấp hành hình phạt tù gồm các bước sau:
Bước 1: Lập và gửi hồ sơ đề nghị miễn chấp hành hình phạt tù
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù.
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành hình phạt tù bao gồm:
-
Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
-
Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền.
-
Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án.
-
Tài liệu chứng minh lập công hoặc bệnh hiểm nghèo (nếu có).
-
Xác nhận của chính quyền địa phương về hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn (nếu có).
Bước 2: Tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành án phạt tù
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng (Gồm 03 Thẩm phán và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp) và tổ chức phiên họp để xét, quyết định.
Bước 3: Ban hành quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Tòa án phải gửi Quyết định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau:
-
Người chấp hành án
-
Viện kiểm sát đề nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
-
Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp
-
Tòa án đã ra quyết định thi hành án
-
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được miễn chấp hành án cư trú
-
Đơn vị quân đội được giao quản lý người được miễn chấp hành án
-
Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở
-
Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được miễn chấp hành án là người nước ngoài.
Bước 4: Thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành hình phạt tù
Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, Trại giam, trại tạm giam, hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.
Luật sư LHLegal tư vấn về miễn chấp hành hình phạt tù
LHLegal sở hữu đội ngũ Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự. Với sự am hiểu pháp luật và kinh nghiệm áp dụng pháp luật trên thực tế, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
Trong lĩnh vực này, LHLegal cung cấp các dịch vụ sau đây cho các Khách hàng:
-
Tư vấn chi tiết, cụ thể các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tù và điều kiện được miễn chấp hành hình phạt tù.
-
Soạn thảo Đơn xin miễn chấp hành hình phạt tù theo đúng quy định pháp luật.
-
Hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập và chuẩn bị các tài liệu chứng minh cần thiết như bản sao bản án, giấy tờ y tế, và các chứng cứ khác.
-
Tư vấn các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của khách hàng
Đội ngũ Luật sư và cộng sự LHLegal
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục
Khi thực hiện thủ tục miễn chấp hành hình phạt tù, có một số lưu ý quan trọng mà người bị kết án và các cơ quan liên quan cần chú ý để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:
Thứ nhất, đảm bảo đầy đủ hồ sơ. Cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết theo quy định, bao gồm bản sao bản án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát, đơn xin miễn chấp hành án phạt tù, và các tài liệu chứng minh khác (như giấy tờ y tế nếu có bệnh hiểm nghèo). Chứng minh lập công: Nếu xin miễn chấp hành hình phạt tù dựa trên lập công, cần có tài liệu chứng minh rõ ràng về thành tích hoặc công lao của người bị kết án.
Thứ hai, thời gian xét duyệt. Hội đồng xét duyệt có thời hạn 15 ngày để tổ chức phiên họp và ra quyết định. Cần theo dõi để đảm bảo quy trình không bị chậm trễ.
Thứ ba, tham gia phiên họp xét duyệt
Có mặt tại phiên họp: Người bị kết án có thể yêu cầu được tham gia phiên họp xét duyệt để trình bày ý kiến của mình. Việc này có thể giúp tăng khả năng được miễn chấp hành hình phạt.
Chuẩn bị lý do thuyết phục: Nếu được tham gia, cần chuẩn bị lý do thuyết phục về việc xin miễn chấp hành hình phạt tù, bao gồm các chứng cứ về cải tạo tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc bệnh tật.
Thứ tư, theo dõi quyết định. Sau khi có quyết định từ Hội đồng, cần theo dõi và nhận quyết định miễn chấp hành án phạt tù để thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời, kiểm tra kỹ thông tin trong quyết định để đảm bảo không có sai sót, nếu có sai sót cần yêu cầu chỉnh sửa ngay.
Thứ năm, thực hiện thủ tục trả tự do. Ngay sau khi nhận quyết định miễn chấp hành án phạt tù, cần liên hệ với cơ quan thi hành án để thực hiện thủ tục trả tự do.
Tóm lại, miễn chấp hành hình phạt tù là một chính sách nhân đạo của Nhà nước, thể hiện sự khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có quá trình cải tạo tốt, lập công lớn hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi này, người bị kết án cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng trình tự thủ tục. Việc hiểu rõ quy trình xin miễn chấp hành hình phạt tù không chỉ giúp người bị kết án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà còn góp phần đảm bảo công bằng và hiệu quả trong thi hành án hình sự.
Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về trường hợp của mình, LHLegal sẵn sàng hỗ trợ để giúp bạn thực hiện các thủ tục một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)