Ở Việt Nam, việc lập vi bằng còn khá xa lạ với mọi người. Vì vậy, với mục đích làm rõ hơn một số quy định của pháp luật về vi bằng, bài viết này trình bày một cách tổng quan một số vấn đề pháp lý đối với vi bằng, đặc biệt là giá trị pháp lý của vi bằng.
Xem thêm: Vi bằng là gì? Những việc gì cần lập vi bằng?
Đặc điểm, hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 định nghĩa “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Hình thức
Văn bản Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định:
-
Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt;
-
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự;
-
Vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ;
-
Số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
Nội dung
Việc ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến khi có yêu cầu. Cụ thể, khoản 1 Điều 40 của Nghị định này cũng quy định về các nội dung chủ yếu mà một Vi bằng phải có, bao gồm:
-
Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
-
Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
-
Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
-
Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
-
Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
-
Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
-
Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Chủ thể có thẩm quyền lập
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Việc lập Vi bằng luôn gắn liền với chức danh Thừa phát lại, họ phải là người trực tiếp chứng kiến các sự kiện, hành vi có thật và đích thân lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, họ không được uỷ quyền hay nhờ người khác lập và kỳ tên thay mình trên vi bằng đó. Chính vì vậy, Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu về vi bằng mà mình lập
Vi bằng có giá trị pháp lý không?
Tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
“2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản”.
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy vi bằng có giá trị pháp lý như sau:
-
Văn phòng thừa phát lại chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao nhận giấy tờ, giao dịch tiền chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản;
-
Vi bằng không có chức năng chứng thực, công chứng, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản;
-
Vi bằng cũng không thể thay thế các văn bản chứng thực, văn bản công chức hay văn bản hành chính khác.
Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và coi là chứng cứ tại Tòa nếu có xảy ra tranh chấp. Như vậy vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa ghi nhận, từ đó cho thấy khi lập vi bằng sẽ giảm thiểu được rủi ro pháp lý khi tham gia các giao dịch.
Những trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng
Trong các trường hợp sau đây, Thừa phát lại không lập vi bằng:
-
Trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
-
Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
-
Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
-
Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
-
Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
-
Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi lại sự kiện, hành vi của đơn vị thuộc quân đội nhân dân
-
Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
-
Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
-
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục lập vi bằng
Đối với thừa phát lại:
-
Thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng và thủ tục để tiến hành lập vi bằng được quy định theo pháp luật.
-
Phải trực tiếp lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu về vi bằng do mình lập. Theo đó việc ghi nhận hành vi, sự kiện trong vi bằng phải trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, thừa phát lại có quyền mời người làm chứng để chứng kiến việc lập vi bằng.
-
Giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của người yêu cầu.
-
Ký vào từng trang và đóng dấu văn phòng thừa phát lại, sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định
Đối với người yêu cầu:
-
Phải cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến lập vi bằng nếu có.
-
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các tài liệu đã cung cấp.
-
Ký rõ hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Sau khi đã lập, vi bằng sẽ được gửi đến người yêu cầu và lưu trữ tại văn phòng thừa phát lại. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng thì văn phòng thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.
Có thể thấy thủ tục lập vi bằng được pháp luật quản lý rất chặt chẽ, vi bằng phải được lập trình theo trình tự quy định pháp luật. Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên thì vi bằng sẽ được coi là không hợp pháp và nó không có giá trị làm chứng cứ trước Tòa.
Lập vi bằng cần những giấy tờ gì?
Lập vi bằng được nhiều người lựa chọn vì đây là cách thức giúp họ giảm thiểu các rủi ro pháp lý. Theo đó, khi lập vi bằng sẽ cần một số giấy tờ sau:
-
Phiếu yêu cầu lập vi bằng;
-
Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng. Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản gửi lên Sở tư pháp trực thuộc để đăng ký;
-
Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng...đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng.
Trên đây là lời giải đáp của LHLegal về vấn đề “Giá trị pháp lý của vi bằng”, hi vọng có thể giúp ích cho các bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, tìm luật sư bào chữa,... hãy liên hệ ngay LHLegal để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
So sánh chi nhánh công ty Luật với văn phòng đại diện công ty Luật (08.08.2022)
Luật sư giỏi về giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản (05.08.2022)
Biện pháp điều chỉnh carbon tại biên giới của EU và dự báo tác động đến doanh nghiệp Việt Nam (04.07.2023)
Sổ đăng ký thành viên công ty TNHH theo quy định pháp luật mới nhất 2023 (07.06.2023)
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất (10.05.2023)
Trình tự, thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy định mới nhất 2023 (26.04.2023)
Quy định về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mới nhất năm 2023 (21.04.2023)
Hướng dẫn thay đổi người đại diện pháp luật của công ty theo quy định hiện hành (20.04.2023)