Đại biểu Nguyễn Thanh Sang
Giữ án tử hình để bảo vệ người dân lương thiện
Đại biểu Nguyễn Thanh Sang (TP.HCM) cho rằng mặc dù đồng ý với việc giảm án tử hình ở một số tội, nhưng cần giữ nguyên án tử hình đối với các tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sự an toàn của xã hội.
"Tội vận chuyển trái phép chất ma túy ngày càng gia tăng, dù vẫn đang áp dụng án tử hình. Nếu bây giờ bỏ, nguy cơ Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy quốc tế là rất rõ ràng", ông Sang cảnh báo.
Tương tự, với tội tham ô, nhận hối lộ, ông Sang nhấn mạnh: "Không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước mà còn lan sang khối tư nhân. Vụ Trương Mỹ Lan và SCB là ví dụ điển hình. Nếu không có án tử hình, việc thu hồi tài sản sẽ khó hiệu quả".
Thuốc giả: Tội ác đáng sánh với giết người hàng loạt
Vấn đề khiến các đại biểu đặc biệt bức xúc là đề xuất bỏ tử hình đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và phòng bệnh.
"Làm thuốc giả chẳng khác gì giết người hàng loạt. Đây là hành vi vô nhân đạo, không xứng đáng được coi là con người", đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) thẳng thắn nêu rõ.
Với tư cách là người hoạt động trong lĩnh vực y tế, bà Lan chia sẻ:
"Một bác sĩ yếu chuyên môn có thể gây ra cái chết cho một bệnh nhân và bị xử lý kỷ luật. Nhưng một người cố ý làm thuốc giả sẽ khiến hàng loạt người bệnh tử vong, đặc biệt là người già, trẻ em – những người yếu thế nhất trong xã hội".
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan
Giữ án tử hình là thông điệp mạnh mẽ từ Nhà nước
Đại biểu Lan cho rằng, trong bối cảnh các tội phạm như ma túy, thuốc giả, tham ô vẫn đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, thì việc duy trì mức án tử hình không chỉ là hình phạt, mà còn là thông điệp quyết liệt từ Nhà nước về bảo vệ người dân lương thiện.
"Chúng ta nhân văn với tội phạm là độc ác với người dân. Phải nghĩ đến những gia đình mất người thân vì thuốc giả, vì ma túy. Đó là nỗi đau không gì bù đắp được", bà Lan nhấn mạnh.
Bà còn đề nghị cần mở rộng án tử hình đối với tội làm thực phẩm giả, hiện chỉ bị xử mức cao nhất là tù chung thân.
"Thực phẩm giả cũng đang là hiểm họa âm thầm giết người. Sữa giả, đồ ăn giả… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Cần bổ sung án tử hình để đủ sức răn đe".
Không nhân nhượng với những kẻ “tán tận lương tâm”
Bà Lan khẳng định, trước khi phát biểu đã tham khảo ý kiến nhiều bác sĩ, dược sĩ và đồng nghiệp, tất cả đều nhất trí rằng:
"Những người cố ý sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm giả để mưu lợi, dù biết hậu quả chết người, không xứng đáng làm người. Chúng tôi không coi họ là đồng nghiệp, càng không thể để họ thoát khỏi sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật".
Trong lúc tình hình tội phạm có tính chất nguy hiểm cao còn phức tạp, việc giữ nguyên mức án tử hình đối với một số tội danh không phải là sự khắt khe, mà là trách nhiệm của nhà nước trong bảo vệ công lý và sự an toàn cho người dân.
"Giữ án tử hình là lời cam kết mạnh mẽ với nhân dân rằng Nhà nước không khoan nhượng với những tội ác tàn độc, và quyết tâm làm trong sạch xã hội", các đại biểu nhấn mạnh.
Chuyển tiền trái phép 9.500 tỉ đồng, ông chủ Vàng Phú Cường bị đề nghị án 14–16 năm tù (22.04.2025)
Bán hàng đa cấp là gì? Khi nào bán hàng đa cấp bị coi là vi phạm pháp luật? (18.04.2025)
Tội mua bán người bị xử lý thế nào? Những hành vi trá hình dễ bị truy cứu hình sự (18.04.2025)
Sử dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi có phạm tội không? (18.04.2025)
Mạo danh luật sư để lừa đảo: Đối diện mức xử phạt thế nào? (17.04.2025)
Vụ sữa giả quy mô lớn: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng? (17.04.2025)
Bà chủ Xuyên Việt Oil và loạt cựu quan chức ra tòa phúc thẩm xin giảm án (17.04.2025)
Vụ hơn 600 loại sữa bột giả: Đủ yếu tố cấu thành tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng (16.04.2025)