>>> 4 quy định mới liên quan đến phạt nguội vi phạm giao thông
>>> Tổng hợp các hành vi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức xử phạt từ 1/1/2025
Quy định xử phạt lái xe liên tục quá 4 giờ
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, quy định tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần, không được điều khiển xe quá 10 giờ/ngày và không lái xe liên tục quá 4 giờ.
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 20, điểm b khoản 5 Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nếu tài xế điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định trên, hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe (điểm a khoản 13 Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Ngoài ra, căn cứ điểm d khoản 9 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Chủ xe để cho tài xế lái ô tô liên tục quá thời gian quy định cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (đối với chủ xe là cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (đối với chủ xe là tổ chức). Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Quy định trên nhằm đảm bảo sức khỏe tài xế, giảm thiểu nguy cơ tai nạn do mệt mỏi hoặc mất tập trung. Cơ quan chức năng khuyến cáo tài xế khi lái xe cần giữ tâm lý thoải mái nhất, khi cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ cần phải nghỉ ngơi ngay.
Thực trạng tắc đường và ảnh hưởng đến tài xế
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 định nghĩa tại khoản 11 Điều 2:
“Ùn tắc giao thông đường bộ (ùn tắc giao thông) là tình trạng người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được”.
Trên thực tế, tình trạng tắc đường kéo dài tại các đô thị lớn và tuyến đường cao tốc thường khiến thời gian di chuyển của tài xế tăng lên đáng kể. Việc phải dừng, chờ trong lúc kẹt xe khiến tài xế gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian lái xe liên tục. Điều này không chỉ gây áp lực lớn lên lịch trình vận tải mà còn làm tăng nguy cơ bị xử phạt dù tài xế không cố ý vi phạm nhưng hoàn cảnh buộc tài xế phải vi phạm quy định về số giờ điều khiển xe tối đa.
Lái xe vượt giờ quy định bị phạt: thời gian kẹt xe có được bù trừ?
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc bù trừ thời gian kẹt xe vào tổng thời gian lái xe liên tục. Do đó đây vẫn là nỗi lo lớn của cả tài xế và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.
Tuy nhiên, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, trong các tình huống bất khả kháng, tài xế gặp kẹt xe trong thành phố hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo, họ có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Đồng thời, Cảnh sát giao thông sẽ xem xét các tình huống và tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Mặt khác, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.
Với quy định trên, cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài, sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.
Về phía tài xế, cần trang bị các công cụ hỗ trợ và nắm rõ quy định để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như chụp, ghi hình ùn tắc giao thông,... để có cơ sở đối chiếu, xem xét.
Tài xế nên ghi hình ùn tắc giao thông để có cơ sở đối chiếu, bảo vệ quyền lợi của mình
Các vấn đề cần xem xét trong trường hợp tắc đường
Các vấn đề xoay quanh tình trạng tắc đường khiến cả tài xế, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và cả Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam băn khoăn:
Khi đang đi trên đường cao tốc, sắp đến ngưỡng 4 giờ chạy liên tục, tài xế không được chạy tiếp nhưng trên đường không có điểm dừng nghỉ, cũng không có làn dừng khẩn cấp thì phải làm sao? Ngoài ra, trong trường hợp đường tắc, tài xế phải ngồi chờ trên ô tô thì có được bù trừ thời gian này hay vẫn tính?
Đại diện Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng: Hệ thống đường bộ của nước ta chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Đặc biệt, đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các trục quốc lộ chính có lưu lượng xe cao đi qua đô thị lại càng ùn tắc. Một số tuyến đường bộ cao tốc hiện chưa có trạm dừng nghỉ, đặc biệt là trục cao tốc Bắc - Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi đường cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ. Với những khó khăn mang tính khách quan như vậy, tài xế không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe trên đường, dẫn đến vi phạm thời gian lái xe theo quy định.
“Đây là những hành vi không cố ý, biết trước nhưng không thể tránh, hậu quả là lái xe và cả doanh nghiệp đều bị xử phạt nặng…”, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nêu ý kiến.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam - ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, từ trước tới nay các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô có xe chạy đường dài như tuyến Bắc - Nam, Tây Bắc… đều bố trí tối đa 2 tài xế. Tới thời điểm hiện tại, với quy định tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần, không được điều khiển xe quá 10 giờ/ngày và không lái xe liên tục quá 4 giờ, các doanh nghiệp phải bố trí tới 3 tài xế/xe để luân phiên nhau lái. Việc này sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, chưa kể rất khó tìm tài xế, nhất là tài xế lái xe hạng nặng như xe container (xe container là loại xe lớn, tiềm ẩn rủi ro cao nên đòi hỏi các tiêu chuẩn về sức khỏe, kiến thức giao thông, độ tuổi,… rất khắt khe). Trong khi đó, xe đầu kéo hiện nay thiết kế chỉ có hai ghế và quy định chỉ được hai người ngồi, kể cả xe có thiết kế giường nằm phía sau.
“Như vậy, việc áp dụng quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm nêu trên trong điều kiện hiện nay và trong điều kiện đường sá chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông bình thường của phương tiện tham gia giao thông, làm cho người lái xe ô tô rất dễ vi phạm do các nguyên nhân khách quan…”, ông Quyền nói.
Với những lý do trên, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đề nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô, đặc biệt là quy định thời gian lái xe liên tục: Cụ thể, đề nghị nâng thời gian lái xe trong tuần tối đa từ 55 - 60 giờ, còn thời gian lái xe liên tục và trong ngày cao hơn 10% so với quy định hiện nay.
Việc tuân thủ quy định về thời gian lái xe liên tục là cần thiết để bảo vệ an toàn giao thông và sức khỏe tài xế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng tắc đường ngày càng nghiêm trọng, cần có những xem xét hợp lý từ phía cơ quan chức năng để điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, tài xế cũng cần trang bị các công cụ hỗ trợ và nắm rõ quy định để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình làm việc. Việc cân bằng giữa thực thi pháp luật và sự linh hoạt trước thực tiễn sẽ là giải pháp bền vững để đảm bảo hiệu quả và công bằng trong quản lý giao thông.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Cố tình chạy xe với tốc độ “rùa bò” trên cao tốc, có thể bị xử phạt (03.04.2025)
Vi phạm giao thông: Bỏ xe, không nộp phạt, bị xử lý ra sao? (03.04.2025)
Có bị xử phạt khi vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên? (02.04.2025)
Cục CSGT triển khai trang dịch vụ công cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến (26.03.2025)
Vì sao người phụ nữ "cưỡi" vali trên đường TPHCM bị xử phạt? (25.03.2025)
Đừng để mất 14 triệu đồng chỉ vì đeo tai nghe khi đi xe máy (21.03.2025)
Đi sai làn đường gây tai nạn: Hành vi vi phạm có thể bị phạt đến 22 triệu đồng (20.03.2025)
Sở GTVT TPHCM nêu nguyên nhân ùn tắc giao thông trong những ngày gần đây (20.03.2025)