>>> Hướng dẫn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty
>>> Hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2025: Danh sách đầy đủ và chi tiết
Vì sao startup cần nắm rõ thủ tục thành lập công ty?
Pháp luật doanh nghiệp luôn ghi nhận quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng sự tự do đó phải trong khuôn khổ của quy định pháp luật, tuân thủ chính sách của Nhà nước vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Việc nắm vững thủ tục thành lập công ty giúp các doanh nghiệp, trong đó có Startup bảo đảm tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình. Làm cơ sở để được Nhà nước bảo vệ quyền lợi. Cụ thể, có một số nguyên nhân chính gồm:
Lợi ích khi đăng ký doanh nghiệp hợp pháp
Theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN) thì doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ các thủ tục, điều kiện cụ thể. Việc đăng ký doanh nghiệp hợp pháp giúp doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chắc chắn để thực hiện quyền kinh doanh của mình trên thị trường. Trong đó, thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp là một trong các nghĩa vụ chính mà doanh nghiệp cần tuân thủ.
Hơn nữa, khi đã đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp pháp ngay từ đầu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ, tạo nền tảng vững chắc để Startup phát triển một cách bền vững. Khi đăng ký doanh nghiệp hợp pháp, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS)), doanh nghiệp có quyền sau:
-
Ký kết hợp đồng với đối tác, nhà đầu tư một cách minh bạch;
-
Tham gia đấu thầu, mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn vốn;
-
Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi xảy ra tranh chấp.
Những rủi ro khi startup hoạt động mà không có pháp nhân
Nhiều startup lựa chọn hoạt động không đăng ký điều này tiềm ẩn rủi ro pháp lý như:
Bị xử phạt hành chính vì hoạt động kinh doanh không đăng ký theo điểm a khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP:
“4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;”.
Không thể ký hợp đồng chính thức, dễ bị lừa đảo hoặc mất uy tín, để có tư cách pháp nhân trong quá trình ký kết hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh như hợp đồng đầu tư, hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ… thì doanh nghiệp phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chẳng hạn như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì theo khoản 2 Điều 46 LDN:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, khi chưa có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp chưa có tư cách ký kết hợp đồng chính thức, việc giao kết hợp đồng không chính thức, dễ bị lừa đảo, mất uy tín.
“Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”
Trường hợp việc phát triển sản phẩm và gọi vốn đầu tư, thì không đảm bảo đủ điều kiện gọi vốn từ quỹ đầu tư hay tổ chức tài chính. Một trong các điều kiện để vay vốn tại các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty tài chính thì doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân. Việc không đăng ký doanh nghiệp không làm cho Startup phát sinh tư cách pháp nhân, làm cho việc gọi vốn không đáp ứng đủ điều kiện luật định.
Điều kiện cần thiết để startup thành lập công ty năm 2025
Các điều kiện cần thiết để Startup thành lập công ty năm 2025 bao gồm:
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh hợp pháp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 LDN, Startup được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung) (LĐT) quy định về các hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm gồm:
“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”
Như vậy, doanh nghiệp không được kinh doanh các ngành, nghề được liệt kê trong quy định này.
Hơn nữa, đối với ngành, nghề có quy định điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được quy định tại Điều 9 LĐT, Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Đặc biệt, đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại phụ lục IV LĐT, các chủ thể phải đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 8 LDN.
“Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.”
Như vậy, để đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh hợp pháp, Startup cần lưu ý ngành, nghề mình muốn kinh doanh và tìm hiểu kỹ quy định liên quan.
Yêu cầu về vốn điều lệ và các loại hình doanh nghiệp phù hợp
Tuy đa số các ngành, nghề kinh doanh đều không có mức vốn tối thiểu bắt buộc (trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có luật riêng điều chỉnh đặc thù như: Kinh doanh bảo hiểm: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Nghị định 46/2023/NĐ-CP, giao động từ 400 tỷ đến 1.400 tỷ đồng tùy loại sản phẩm bảo hiểm) hay thành lập Tổ chức tín dụng,...) nhưng việc chuẩn bị một mức vốn tối thiểu đủ để sản xuất, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ban đầu là rất quan trọng. Nên, Startup cần cân nhắc khả năng tài chính của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Quan trọng hơn mức vốn tối thiểu, Startup cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, khả năng, mức độ của mình. LDN quy định có các loại hình doanh nghiệp với đặc điểm khác nhau như: Công ty TNHH (Công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.
Có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp như gợi ý sau:
-
Công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên: phù hợp với nhóm sáng lập nhỏ, dễ quản lý và quy mô vốn không quá lớn.
-
Công ty cổ phần: phù hợp nếu có kế hoạch gọi vốn từ nhà đầu tư, quỹ đầu tư, có kế hoạch kinh doanh nhiều ngành, nghề cùng lúc, với quy mô tổ chức với số lượng nhân sự lớn, tuy nhiên, thủ tục đăng ký, thành lập, hồ sơ giấy tờ của loại công ty này cũng phức tạp nhất.
-
Công ty hợp danh: phù hợp với các ngành nghề cần uy tín của cá nhân lớn như công ty luật, công ty tư vấn… Các thành viên hợp danh sẽ cùng nhau vận hành công ty nên có sự đồng hành lớn, dễ dàng đưa ra quyết định hơn.
Tùy vào nhu cầu của mình mà Startup chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Điều kiện về trụ sở, địa điểm kinh doanh hợp pháp
Theo quy định tại Điều 42 LDN, Trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính và là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp, có số điện thoại, số fax… Cần lưu ý, trụ sở kinh doanh không được đặt trong các chung cư với mục đích để ở, chỉ có thể khi chung cư là loại hình công năng hỗn hợp, vừa để ở, vừa để kinh doanh. Điều này sẽ giúp Startup tránh được các rủi ro sau này do vi phạm Luật Nhà ở 2023 và các văn bản pháp luật liên quan.
Startup cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm như hợp đồng thuê, sổ hồng, văn bản xác nhận trong trường hợp có nhiều địa điểm kinh doanh. Điều này giúp xác định tính hợp pháp trong điều kiện này.
Thủ tục chi tiết để thành lập công ty cho startup
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Startup cần cân nhắc các yếu tố: số lượng thành viên sáng lập, khả năng kêu gọi vốn, tính chất ngành nghề… để lựa chọn loại hình phù hợp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà Startup muốn đăng ký, LDN quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp khác nhau, nhưng đa số đều bao gồm các tài liệu sau:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ công ty;
-
Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
-
Bản sao giấy tờ cá nhân (CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện và các thành viên;
-
Văn bản ủy quyền (nếu nộp hồ sơ qua dịch vụ).
Xem cụ thể hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp tại:
-
Điều 19 LDN: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
-
Điều 20 LDN: Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
-
Điều 21 LDN: Hồ sơ đăng ký công ty TNHH
-
Điều 22 LDN: Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần (Đây là loại hình doanh nghiệp đòi hỏi hồ sơ đăng ký phức tạp nhất”
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 26 LDN, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm việc nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong vòng 3 ngày làm việc (khoản 5 Điều 26 LDN), nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng các điều kiện tại Điều 27 LDN, Startup sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp theo quy định
Theo Điều 32 LDN, Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày công khai. Vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 61 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 61. Vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin theo quy định;
b) Có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
c) Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định;
b) Không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định;
c) Không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp các thông tin công bố định kỳ và bất thường theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công bố thông tin trong trường hợp không công bố hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung thông tin đã công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc báo cáo, thông báo thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
c) Buộc lập trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc xây dựng Quy chế công bố thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”
Bước 5: Hoàn tất các thủ tục sau đăng ký kinh doanh
Đây là bước quan trọng nhưng nhiều startup thường bỏ sót:
-
Khắc dấu công ty (không cần thông báo mẫu dấu) theo Điều 43 LDN
-
Kê khai thuế ban đầu, nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật thuế
-
Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và thông báo với Sở KH&ĐT theo pháp luật về ngân hàng
-
Đăng ký hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Lưu ý quan trọng khi startup thành lập công ty năm 2025
Cập nhật quy định mới về thành lập doanh nghiệp
Từ năm 2025, dự kiến sẽ có một số cải cách trong thủ tục số hóa đăng ký doanh nghiệp. Startup nên thường xuyên cập nhật văn bản mới từ Bộ KH&ĐT để không bỏ lỡ các thay đổi quan trọng.
Những lỗi startup thường mắc phải khi đăng ký doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, vấn đề về đặt tên doanh nghiệp rất quan trọng vì đây là câu chuyện liên quan đến nhận dạng thương hiệu, bản quyền về nhãn hiệu… Vì vậy, LDN quy định rất chi tiết vấn đề này tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 LDN. Do đó, khi đặt tên, Startup cần lưu ý các trường hợp trùng, gây nhầm lẫn, điều cấm trong đặt tên. Theo đó, cần chủ động tra cứu tên trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp để hạn chế trường hợp này.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh không rõ ràng, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh rõ ràng, cụ thể và đầy đủ giúp Startup có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình trong hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký không rõ ràng làm cho Startup đối mặt với một số rủi ro liên quan, vì vậy, cần lưu ý đăng ký ngành, nghề kinh doanh một cách tự do, tuân thủ quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Không công bố thông tin đúng thời hạn, việc công bố thông tin có tầm quan trọng lớn trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp, vì vậy, nếu Startup không công bố thông tin, có thể phải đối mặt với việc bị xử phạt vi phạm hành chính
Bỏ sót thủ tục sau đăng ký (khắc dấu, kê khai thuế, tài khoản ngân hàng…), các thủ tục hậu đăng ký doanh nghiệp quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy Startup cần lưu ý thực hiện đầy đủ, tránh rủi ro phát sinh sau này.
Cách tối ưu chi phí và thời gian khi thực hiện thủ tục
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp giúp tiết kiệm thời gian và tránh sai sót;
Tận dụng cổng đăng ký doanh nghiệp online;
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu để tránh bị yêu cầu sửa đổi.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ hồ sơ ngay từ đầu để tối ưu thời gian và chi phí
LHLegal – Đồng hành cùng startup trong thủ tục thành lập công ty
-
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, tiết kiệm: LHLegal cung cấp dịch vụ trọn gói thành lập công ty chỉ trong 3–5 ngày làm việc, cam kết minh bạch, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ tận nơi.
-
Hỗ trợ pháp lý toàn diện cho startup ngay từ những bước đầu: Từ tư vấn lựa chọn loại hình phù hợp đến hỗ trợ đăng ký ngành nghề, soạn thảo điều lệ, hồ sơ thuế – LHLegal đồng hành cùng bạn xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc.
-
Định hướng pháp lý giúp startup phát triển bền vững: Không chỉ dừng ở việc thành lập doanh nghiệp, LHLegal còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý dài hạn cho startup: từ quản trị nội bộ, hợp đồng, đầu tư, chuyển nhượng vốn đến xử lý rủi ro pháp lý.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM)
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Mẫu Thông báo thu hồi sản phẩm lỗi, hàng không đảm bảo chất lượng gửi khách hàng (23.07.2025)
Cảnh báo đối với cá nhân, tổ chức bán hàng online không đăng ký mã số thuế (22.07.2025)
Mẫu văn bản đồng ý sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo Thông tư 09 (18.07.2025)
Chuyển giá trong các công ty mẹ - Con: Dấu hiệu nhận biết và rủi ro pháp lý (16.07.2025)
Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài (16.07.2025)
Từ ngày 1/7/2025: Cá nhân bán hàng online sẽ bị khấu trừ thuế trực tiếp – Cần chuẩn bị những gì? (11.07.2025)
4 lưu ý quan trọng khi tổ chức thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (10.07.2025)
Hộ kinh doanh, cá nhân bán hàng online lưu ý ngay những điều này khi kê khai nộp thuế? (09.07.2025)