>>> Hướng dẫn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty
>>> Hồ sơ thành lập doanh nghiệp 2025: Danh sách đầy đủ và chi tiết
Cơ sở pháp lý về quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó:
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam gồm:
-
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
-
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
-
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
-
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
-
Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp sau đây:
-
Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
-
Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Hợp tác xã có được phép thành lập doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu trên.
Theo đó, Hợp tác xã không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Do vậy, hợp tác xã được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các hình thức tham gia đầu tư kinh doanh của hợp tác xã
Theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, các hình thức đầu tư tại Việt Nam gồm:
-
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
-
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
-
Thực hiện dự án đầu tư;
-
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
-
Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 81, Điều 82, khoản 14, 18, 19, 20 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2023 về quyền của hợp tác xã, các hình thức tham gia đầu tư kinh doanh của hợp tác xã bao gồm:
-
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
-
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
-
Thực hiện dự án đầu tư (khoản 2 Điều 5 Luật Hợp tác xã 2023);
-
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (khoản 14, khoản 18, khoản 19, khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020);
-
Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Những lưu ý khi hợp tác xã thành lập doanh nghiệp
Hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp hoạt động những lĩnh vực nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được thành lập, góp vốn, mua cổ phần liên quan đến ngành nghề sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại theo 04 nhóm lĩnh vực căn cứ vào các ngành kinh tế được xác định theo quy định của pháp luật về thống kê như sau:
(1) Lĩnh vực nông nghiệp gồm các ngành sau đây
-
Ngành cấp 1 nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
-
Ngành khai thác muối.
(2) Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng gồm các ngành cấp 1 sau đây:
-
Khai khoáng (trừ khai thác muối);
-
Công nghiệp chế biến, chế tạo;
-
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;
-
Cung cấp nước;
-
Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải;
-
Xây dựng.
(3) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm gồm ngành cấp 1 sau đây:
-
Hoạt động tài chính, ngân hàng;
-
Bảo hiểm.
(4) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác gồm các ngành cấp 1 sau đây:
-
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
-
Vận tải kho bãi;
-
Dịch vụ lưu trú và ăn uống;
-
Thông tin và truyền thông;
-
Kinh doanh bất động sản;
-
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ;
-
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ;
-
Giáo dục và đào tạo;
-
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội;
-
Nghệ thuật vui chơi và giải trí;
-
Hoạt động dịch vụ khác.
Như vậy, Hợp tác xã được quyền thành lập doanh nghiệp hoạt động theo các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã nêu trên.
Hợp tác xã được quyền thành lập doanh nghiệp hoạt động theo các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã
Hợp tác xã được hưởng những ưu đãi về thuế, phí lệ phí nào?
Theo Điều 22 Luật Hợp tác xã 2023 quy định chính sách thuế, phí, lệ phí đối với hợp tác xã như sau:
-
Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng mức ưu đãi thuế, ưu đãi phí và lệ phí cao nhất trong cùng lĩnh vực, ngành, nghề và địa bàn theo pháp luật về thuế, phí và lệ phí;
-
Không thu lệ phí đăng ký đối với tổ hợp tác, không thu phí công bố nội dung đăng ký trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh;
-
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với:
-
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
-
Thu nhập của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi tham gia liên kết với cá nhân, tổ chức khác hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức vì mục tiêu phát triển bền vững;
-
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
-
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập hình thành quỹ chung không chia, phần thu nhập hình thành tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
Miễn, giảm lệ phí môn bài đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
-
Miễn lệ phí trước bạ đối với cá nhân, tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Hợp tác xã có được nhận ưu đãi đầu tư khi thành lập doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 23 Luật Hợp tác xã 2023, hợp tác xã được hưởng các chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm như sau:
-
Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thụ hưởng chính sách tiếp cận vốn như sau:
-
Vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
-
Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định của Chính phủ;
-
Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và các định chế tài chính theo quy định của pháp luật vì mục tiêu phát triển bền vững;
-
Hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
-
Ưu tiên, hỗ trợ tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành, địa phương.
-
-
Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ phí bảo hiểm đối với tài sản chung không chia tham gia bảo hiểm của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
-
Thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Liên hệ luật sư hỗ trợ thủ tục và tư vấn thành lập doanh nghiệp từ hợp tác xã
Việc hợp tác xã thành lập doanh nghiệp là một bước đi chiến lược để mở rộng mô hình hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn, thị trường và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đây không chỉ là một quyết định kinh tế mà còn là một quy trình pháp lý phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác. Để đảm bảo việc thành lập doanh nghiệp hợp pháp và hoạt động hiệu quả, hợp tác xã nên liên hệ luật sư hỗ trợ, tư vấn.
Đội ngũ Luật sư và cộng sự LHLegal
Tại LHLegal, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp từ hợp tác xã, giúp khách hàng:
-
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Luật sư sẽ giúp hợp tác xã xác định mô hình doanh nghiệp phù hợp (Công ty TNHH, công ty cổ phần,...) dựa trên nhu cầu, quy mô và mục tiêu phát triển, từ đó xây dựng định hướng pháp lý rõ ràng và hiệu quả;
-
Hướng dẫn quy trình pháp lý đầy đủ và hợp lệ: Luật sư sẽ hỗ trợ trọn gói, đảm bảo đúng quy định pháp luật từ các thủ tục nội bộ (biên bản họp thành viên hợp tác xã, nghị quyết thông qua việc thành lập doanh nghiệp) đến thủ tục hành chính (soạn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, đăng ký con dấu, tài khoản ngân hàng...);
-
Đảm bảo quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của hợp tác xã trong doanh nghiệp: Luật sư sẽ giúp xây dựng cơ chế quản trị việc góp vốn, chia lợi nhuận, đại diện pháp lý của hợp tác xã trong doanh nghiệp mới một cách rõ ràng, minh bạch và an toàn để tránh tranh chấp hoặc rủi ro trong tương lai.
-
Tư vấn về quan hệ lao động, thuế, bảo hiểm và các nghĩa vụ pháp lý khác: Việc thành lập doanh nghiệp kéo theo nhiều nghĩa vụ pháp lý mới như hợp đồng lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội, kê khai và nộp thuế đúng hạn,… Luật sư sẽ tư vấn và đồng hành trong quá trình triển khai thực tế.
-
Giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian, chi phí: Thay vì hợp tác xã phải tự tìm hiểu và xử lý sai sót, khi luật sư hỗ trợ giúp hợp tác xã tránh được những rủi ro không đáng có, đồng thời rút ngắn thời gian xử lý thủ tục và tránh các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch.
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc pháp luật về hợp tác xã, chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp, đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Làm sao để thương nhân nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam hợp pháp? (23.05.2025)
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? (21.05.2025)
Nghị quyết 198/2025/QH15: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh không bị xử lý hồi tố gây bất lợi (19.05.2025)
Vốn tự có là gì? Hướng dẫn xác định vốn tự có của doanh nghiệp theo quy định mới nhất (16.05.2025)
Bị nợ thuế, doanh nghiệp có được quyền tạm ngừng kinh doanh không? (13.05.2025)
Góp vốn bằng bí mật kinh doanh có hợp pháp không? Một số quy định mới cần biết (13.05.2025)
Thanh tra kết luận về khu "làng Mông Cổ" ở Ninh Thuận: Nhiều vi phạm bị chỉ rõ (13.05.2025)
Chi nhánh có được ký kết hợp đồng thương mại với công ty khác không? Quy định pháp lý cần biết (12.05.2025)