>>> Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?
>>> Khung hình phạt tội đưa hối lộ và nhận hối lộ
Định nghĩa tội nhận hối lộ theo BLHS
Theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội nhận hối lộ được hiểu là người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ
Chủ thể của tội nhận hối lộ
Chủ thể của tội nhận hối lộ là người trực tiếp giải quyết các yêu cầu của người đưa hối lộ. Đồng thời, chủ thể của tội nhận hối lộ phải là là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức ngoài Nhà nước, vì chức vụ, quyền hạn chính là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình. Đồng thời, chức vụ, quyền hạn đó phải liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ.
Đồng thời, chủ thể của tội nhận hối lộ phải đủ tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội nhận hối lộ
Khách thể của tội nhận hối lộ là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; uy tín của cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ gồm 2 loại:
-
Các giá trị vật chất: tiền, tài sản tính được bằng tiền.
-
Các giá trị phi vật chất: thụ hưởng tinh thần.
Mặt khách quan của tội nhận hối lộ
Hành vi của tội nhận hối lộ là hành vi phức tạo gồm 2 dấu hiệu sau:
-
Dấu hiệu 1: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sẽ nhận hoặc đã nhận của hối lộ bất kỳ hình thức nào.
-
Dấu hiệu 2: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Ngoài ra, thời điểm hành vi nhận hối được cấu thành là khi hai bên thỏa thuận được với nhau về vụ hối lộ.
Đồng thời, tội nhận hối lộ được cấu thành khi:
-
Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nếu thuộc các trường hợp Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định.
-
Lợi ích phi vật chất.
Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ
Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được họ là người đang giữ chức vụ, quyền hạn tuy nhiên họ lại lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền hối lộ của người khác, họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi nhận hối lộ gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Các hình thức nhận hối lộ phổ biến
Hành vi hối lộ xảy ra vô cùng phổ biến dưới các hình thức khác nhau, chẳng hạn như:
Hối lộ bằng tiền mặt
Đây là hình thức phổ biến nhất, người đưa hối lộ trực tiếp chuyển tiền mặt cho người nhận. Thường diễn ra dưới hình thức trao tay, bỏ vào phong bì hoặc chuyển khoản khó truy vết.
Ví dụ như vụ án Vạn Thịnh Phát với hành vi “rải tiền” hối lộ cho đoàn thanh tra. Đây có thể được xem là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay. Như nguồn báo chí đưa tin, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhận hối lộ từ SCB được xác định là 5,2 triệu USD.
Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo gửi tiền cảm ơn bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II
Hối lộ bằng hình thức chuyển khoản
Đây cũng được xem là hình thức phổ biến nhất hiện nay, trước tình hình công nghệ số đang phát triển vượt bậc. Hình thức này được thực hiện bằng thủ đoạn vô cùng tinh vi và chuyên nghiệp.
Ví dụ như vụ án Việt Á, hành vi nhận hối lộ được thực hiện một cách rất tinh vi. Cụ thể, sau khi các cơ sở y tế chuyển tiền mua kit test vào tài khoản chính của Công ty Việt Á, sau đó tiếp tục chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của các đồng phạm khác… Đây là hình thức lập nhiều tài khoản, dòng tiền chuyển lòng vòng nhằm xóa dấu vết phạm tội.
Hối lộ bằng quà tặng
Các quà tặng có giá trị như đồng hồ, điện thoại, trang sức, xe hơi, hoặc bất động sản. Hình thức này nhằm che giấu ý định thật của hành vi hối lộ.
Ví dụ như vụ án đánh bạc nghìn tỷ ở Phú Thọ của Phan Sào Nam và các đồng phạm. Theo đó, trong quá trình bị điều tra, ông Nguyễn Văn Dương đã tặng cho tướng Phan Văn Vĩnh chiếc đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỷ đồng, 1,75 triệu USD; chi cho C50 đúng 850 triệu đồng và một phần mềm diệt virus trị giá 30.000 USD; chi cho tướng Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng; chi khoảng 10 tỷ đồng tiền rượu cho các bữa tiệc của Tổng cục Cảnh sát.
Có thể thấy, hành vi nhận hối lộ được thực hiện thông qua hình thức tặng những món quà tiền tỷ một cách tinh vi.
Nguyễn Văn Dương đã tặng cho tướng Phan Văn Vĩnh chiếc đồng hồ Rolex
Hối lộ bằng việc hứa hẹn lợi ích lâu dài
Hình thức này bao gồm việc hứa hẹn thăng chức, nâng lương, hay chuyển giao cổ phần trong doanh nghiệp. Lợi ích được trao đổi dưới hình thức gián tiếp, khó bị phát hiện.
Hối lộ qua trung gian
Bằng việc sử dụng bên thứ ba (cá nhân, tổ chức) để thực hiện giao dịch hối lộ. Hình thức này giúp người đưa và nhận che giấu mối liên hệ trực tiếp.
Khung hình phạt cho tội nhận hối lộ theo BLHS
Khung hình phạt cơ bản
Theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khung hình phạt dành cho tội nhận hối lộ được quy định như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.”
Từ quy định trên, có thể thấy khung hình phạt cơ bản dành cho tội nhận hối lộ là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Các tình tiết tăng nặng và khung hình phạt tương ứng
Theo các khoản 2, 3 và 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các tình tiết định khung tăng nặng và khung hình phạt tương ứng bao gồm:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.”
Như vậy, tình tiết định khung tăng nặng và các khung hình phạt tương ứng như sau:
-
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
-
Có tổ chức;
-
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
-
Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
-
Phạm tội 02 lần trở lên;
-
Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
-
Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
-
-
Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc trong các trường hợp:
-
Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
-
-
Phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp:
-
Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
-
Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý:
-
Người phạm tội nhận hối lộ còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
-
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nếu như bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ đến chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ nhanh nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn có thể bị phạt tù đến 15 năm (26.03.2025)
Người dân lưu ý không có tổ chức, cá nhân nào trên mạng xã hội hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo (25.03.2025)
Cách thức thu hồi tiền lừa đảo và đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân trong thi hành án (25.03.2025)
Phân tích pháp lý: Vụ “nữ quái” 26 tuổi lừa đảo 1000 tỉ đồng của 13.000 người (25.03.2025)
Quy định pháp luật về tội rửa tiền (25.03.2025)
Phân tích pháp lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng vụ bắt 60 đối tượng lừa đảo 1000 tỷ tại Quảng Ninh (25.03.2025)
Xét xử phúc thẩm Trịnh Văn Quyết về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán (25.03.2025)
Bắt giữ 27 đối tượng dùng chiêu trò khủng bố tinh thần người vay để đòi nợ (25.03.2025)