>>> Phân biệt cho vay lãi nặng và giao dịch dân sự hợp pháp: Hiểu đúng để tránh vi phạm
>>> Cho vay lãi nặng có bị xử lý hình sự không? Cập nhật mới nhất năm 2024
Nguyên tắc xử lý người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, có 3 nguyên tắc xử lý người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, gồm:
-
Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
-
Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính.
-
Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.
Người vay có được trả lại tiền nếu người cho vay bị bắt về tội cho vay lãi nặng?
Theo quy định tại khoản Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, người vay sẽ được trả lại tiền nếu người cho vay bị bắt về tội cho vay lãi nặng, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Ảnh hưởng của việc cho vay lãi nặng đối với xã hội
Cho vay lãi nặng là hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự xã hội, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như:
-
Gây rối trật tự an ninh xã hội, gia tăng bạo lực, uy hiếp, dùng vũ lực, cưỡng đoạt, chiếm đoạt tài sản của người dân, người đi vay hay người thân trong gia đình của người đi vay
-
Tạo gánh nặng cho bản thân và gia đình người đi vay. Lãi suất cao, thu lợi bất chính ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhiều người.
-
Nhiều gia đình phải chịu cảnh tan cửa, nát nhà và mất đi người thân. Do số tiền lãi và thời gian nợ quá lớn, cộng dồn khiến người vay không thể trả, khiến nhiều người có suy nghĩ tiêu cực.
Cho vay lãi nặng làm ảnh hưởng đến tài chính của nhiều người
Người đi vay lãi nặng có bị xử phạt?
Trong giao dịch dân sự giữa người cho vay và người đi vay, chủ thể phạm tội cho vay lãi nặng là người cho vay, người đi vay không phạm tội. Đồng thời, trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định về việc xử phạt đối với người đi vay lãi nặng. Do đó, người đi vay nặng lãi sẽ không bị xử phạt.
Phải làm gì khi bị đối tượng cho vay lãi nặng dùng vũ lực đòi nợ?
Dù vay lãi nặng thì người vay phải trả số tiền rất lớn và rủi ro cao, tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều người lựa chọn hình thức vay này vì nhu cầu tài chính của họ. Khi người đi vay chậm trả nợ, các đối tượng cho vay lãi nặng thường dùng vũ lực để đòi nợ. Đây là những hành động coi thường pháp luật. Khi bị bên cho vay lãi nặng dùng vũ lực đòi nợ, bên đi vay nợ nên thực hiện một số việc cần thiết sau để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình:
-
Thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cho vay lãi nặng. Người đi vay có thể thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ thông qua hợp đồng vay, giấy ghi nợ, tin nhắn trao đổi về khoản vay, lãi suất vay, băng ghi âm, ghi hình…
-
Tố cáo đến cơ quan chức năng khi bị các đối tượng cho vay lãi nặng tấn công về các hành vi vi phạm pháp luật như: Cho vay lãi nặng, làm nhục người khác, xâm phạm chỗ ở của người khác, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, cưỡng đoạt tài sản.
-
Người vay cần báo ngay cho cơ quan chức năng và công an nơi gần nhất để được bảo vệ. Yêu cầu cơ quan điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ trong quá trình cơ quan điều tra giải quyết khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại theo quy định tại Điều 486 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ những vụ án về tội phạm cho vay lãi nặng, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Dưới góc nhìn pháp lý: ekip Đông Nhi thu hồi lại kênh youtube liệu có đúng? (16.05.2022)
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quy định mới gì hay? (12.12.2020)
Người giám hộ là gì? Điều kiện để được làm người giám hộ theo pháp luật Việt Nam (30.05.2022)
Chơi hụi từ 100 triệu trở lên phải thông báo cho Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường biết (22.03.2019)
Quang Hải bị hack facebook và góc nhìn Luật sư LHLegal (23.06.2020)