Quy định của pháp luật về hành vi làm chết người
Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác và dẫn đến chết người. Pháp luật Việt Nam quy định từng tội cụ thể về hành vi làm chết người cũng như quy định các khung hình phạt cho phép áp dụng đối với người có hành vi phạm tội này tại Chương XIV Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia…
Khi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định về hành vi vi phạm liên quan tới ngộ độc thực phẩm
Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về các loại hình kinh doanh dịch vụ liên quan tới ăn uống sau đây:
-
Kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn hoặc nhà hàng ăn uống của khách sạn, khi nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm.
-
Kinh doanh thức ăn đường phố.
Hành vi vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt tăng tùy thuộc vào các tình tiết tăng nặng. Theo Điều 317 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (làm chết người) như sau:
-
Làm chết người.
-
Làm chết 2 người.
-
Làm chết từ 3 người trở lên.
Người có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có thể sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự
Xem thêm: Tội ngộ sát là gì? Hình phạt tội ngộ sát như thế nào?
Mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Về xử phạt hành chính
Các mức xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Trong đó:
“1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.” (Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP)"
Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu
Về truy tố trách nhiệm hình sự
Theo Điều 317 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
-
Bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm cho đến 07 năm trường hợp làm chết người.
-
Bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm trong trường hợp làm chết 2 người.
-
Bị phạt tù từ 12 năm cho đến 20 năm trong trường hợp làm chết từ 3 người trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Gây ngộ độc dẫn đến chết người bị xử lý như thế nào?” mà Công ty Luật TNHH LHLegal gửi đến anh/chị.
Truy cập ngay để hiểu thêm về các dịch vụ của Luật sư hình sự giỏi LHLegal
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)