>>> Tổng hợp các hành vi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức xử phạt từ 1/1/2025
>>> 4 quy định mới liên quan đến phạt nguội vi phạm giao thông
Thực trạng người tham gia giao thông đeo tai nghe hiện nay
Hiện nay, việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông (đặc biệt là người điều khiển xe máy) vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Điều này được xem là mối nguy hiểm tiềm tàng vô cùng lớn khi tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó, nhiều người điều khiển phương tiện là xe máy, đặc biệt là những người trẻ, học sinh, sinh viên… có thói quen đeo tai nghe để nghe nhạc, nghe điện thoại… khi tham gia giao thông. Ngoài ra, người đi bộ hiện nay cũng có xu hướng đeo tai nghe khi sang đường hoặc đi đường trong các khu vực đông đúc, dẫn đến tình trạng thiếu tập trung khi di chuyển xung quanh. Có thể thấy, việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho chính người điều khiển phương tiện đó mà còn ảnh hưởng lớn đến nhiều người khác khi tham gia giao thông đường bộ.
Một số nguyên nhân cho việc người tham gia giao thông đeo tai nghe có thể kể đến như:
-
Thói quen cá nhân: đeo tai nghe để nghe nhạc giải trí, tránh tiếng ồn của xe cộ;
-
Thiếu hiểu biết hoặc coi thường quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
-
Công nghệ phát triển cho ra đời nhiều loại tai nghe không dây như AirPods, tai nghe Bluetooth khác ngày càng phổ biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông…
Hành vi đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông từ lâu đã được xem xét là hành vi vi phạm quy định an toàn giao thông và bị xử phạt với mức phạt từ 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 1 - 3 tháng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc thực thi, áp dụng xử phạt trên thực tế đối với những hành vi này vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn nhất định. Cho nên, kể từ ngày 01/01/2025, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các quy định mới về nghĩa vụ khi tham gia giao thông, trong đó hành vi đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông có thể bị xử phạt đến 14 triệu đồng.
Từ 1/2025 đeo tai nghe khi lái xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng
Căn cứ khoản 6 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông năm 2024 quy định như sau:
“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
6. Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.”
Theo đó, hành vi sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác (tai nghe) khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ được xem là hành vi bị nghiêm cấm.
Đeo tai nghe khi điều khiển xe máy có thể bị phạt đến 14 triệu
Trường hợp người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.”
Ngoài ra, người điều khiển xe máy còn bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Trường hợp người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi tham gia giao thông mà gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng theo điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
“10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.”
Ngoài ra, người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi tham gia giao thông mà gây tai nạn giao thông còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe theo điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Những rủi ro khi người tham gia giao thông đeo tai nghe
Một số rủi ro khi người tham gia giao thông đeo tai nghe như
Gây nguy hiểm cho bản thân và người khác: Việc đeo tai nghe khiến người tham gia giao thông không nghe được âm thanh quan trọng như còi xe, tín hiệu cảnh báo hoặc tiếng động bất thường, dẫn đến phản ứng chậm hoặc không kịp thời. Ngoài ra, việc đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông còn dễ xảy ra tai nạn va chạm với các phương tiện khác, đặc biệt ở các giao lộ hoặc đoạn đường đông đúc.
Bị phạt tiền: Theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông có thể bị phạt tiền lên đến 14 triệu đồng.
Đeo tai nghe khi tham gia giao thông không chỉ bị phạt tiền mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
Chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây tai nạn, thậm chí phải chịu hình phạt hình sự: Khi người đeo tai nghe không nghe được tín hiệu giao thông mà gây tai nạn cho người khác, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng như tử vong, người vi phạm có thể đối mặt với trách nhiệm hình sự, bao gồm án phạt tù và bồi thường tổn thất cho bị hại và gia đình bị hại.
Mất cơ hội bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu khi tham gia giao thông: Khi không nghe rõ âm thanh xung quanh, người đeo tai nghe dễ rơi vào tình huống nguy hiểm như bị cướp giật, té ngã hoặc bị các phương tiện khác ép đường mà không kịp xử lý.
Giải pháp khuyến nghị cộng đồng nâng cao ý thức
Tuyên truyền và giáo dục: Tổ chức các buổi tuyên truyền tại trường học, công ty, hoặc cộng đồng về hậu quả nghiêm trọng của việc đeo tai nghe khi tham gia giao thông.
Tổ chức kiểm tra và xử phạt: Đẩy mạnh các đợt kiểm tra, đặc biệt ở các tuyến đường có tỷ lệ vi phạm cao.
Khuyến khích lối sống có trách nhiệm: Tạo các chiến dịch, phong trào nhằm nâng cao, khuyến khích lối sống có trách nhiệm, không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử như tai nghe khi lái xe.
Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông: Tăng cường biển báo và cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực đông đúc để người dân có ý thức cảnh giác hơn.
Nếu bạn có thắc mắc gì về hình sự, hãy liên hệ đến chúng tôi để được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Cố tình chạy xe với tốc độ “rùa bò” trên cao tốc, có thể bị xử phạt (03.04.2025)
Vi phạm giao thông: Bỏ xe, không nộp phạt, bị xử lý ra sao? (03.04.2025)
Có bị xử phạt khi vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên? (02.04.2025)
Lái xe vượt giờ quy định bị phạt: Thời gian kẹt xe có được bù trừ? (02.04.2025)
Cục CSGT triển khai trang dịch vụ công cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến (26.03.2025)
Vì sao người phụ nữ "cưỡi" vali trên đường TPHCM bị xử phạt? (25.03.2025)
Đi sai làn đường gây tai nạn: Hành vi vi phạm có thể bị phạt đến 22 triệu đồng (20.03.2025)
Sở GTVT TPHCM nêu nguyên nhân ùn tắc giao thông trong những ngày gần đây (20.03.2025)