Rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng là gì?
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có:
-
Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;
-
Căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.
Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có:
-
Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước;
-
Rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.
CSPL: Điều 4 Quyết định 49 /2016/QĐ-TTg về ban hành quy chế rừng sản xuất.
Phân biệt rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng
Từ đó ta phân biệt rừng tự nhiên và rừng trồng như sau:
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Khái niệm: Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
CSPL: khoản 6, Điều 2 Luật Lâm nghiệp
Đặc điểm: Được con người chọn giống thuần chủng, chăm sóc, ít tầng tán, ít động vật.
Về chế độ pháp lý: Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
“Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”. (CSPL: Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
Rừng sản xuất là rừng trồng
Khái niệm: Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng trên đất chưa có rừng
CSPL: khoản 7 Điều 2 Luật Lâm nghiệp
Đặc điểm: Giàu thành phần loài, nhiều tầng tán, nhiều động vật sinh sống.
Về chế độ pháp lý: Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
-
Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
-
Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
-
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm. (CSPL: Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013)
Xem thêm về dịch vụ luật sư giỏi về nhà đất: https://luatsulh.com/phap-luat/dich-vu-luat-su-tu-van-tranh-chap-dat-dai-gioi-tai-tphcm-1110.html
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên có được khai thác gỗ và trồng lại không?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì được khai thác gỗ với những điều kiện sau:
Đối với khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
Có thể khai thác cây gỗ trên diện tích rừng giàu và rừng trung bình
b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.
Tuy nhiên, hiện nay, theo Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”, cụ thể đó là:
“Thực hiện nghiêm việc chấm dứt khai thác chính và khai thác gỗ gia dụng rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017, không để thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng, nhưng cũng không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép, ngăn ngừa triệt để lợi ích cục bộ.”
Như vậy, kể từ ngày 01/11/2017 phải chấm dứt việc khai thác rừng tự nhiên bao gồm khai thác chính và khai thác gỗ gia dụng rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng, trong giai đoạn này không được thực hiện việc khai thác rừng tự nhiên theo lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ.
Việc khai thác rừng tự nhiên chỉ được thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mở cửa rừng tự nhiên trên toàn quốc.
Đối với khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
Để khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền
Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiện tại, pháp luật chỉ quy định việc trồng lại rừng đối với việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng. (căn cứ Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP)
Xem thêm: Phân biệt bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Doanh nghiệp có được giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng để quản lý sản xuất?
Căn cứ theo Khoản 27 Điều 3 và Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng cho các đối tượng sau đây:
-
Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
-
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
-
Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
-
Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Thêm vào đó Điều 3 luật này đã giải thích thuật ngữ: Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”
Như vậy, doanh nghiệp của anh vẫn có thể được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng và anh chỉ được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng hoặc trồng cây lâu năm.
Trình tự thủ tục đăng ký giao đất đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng
Căn cứ theo khoản 1 và 2 điều 68 nghị định 43/2014 trình tự thủ tục giao đất đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức xin giao hoặc xin thuê đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
1. Hồ sơ đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư 01 bộ, bao gồm:
-
Đơn xin giao đất, cho thuê đất (theo mẫu, bản chính);
-
Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư;
-
Dự án đầu tư (gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở) đã được thẩm định và quyết định phê duyệt dự án đầu tư (đối với trường hợp dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên); Báo cáo kinh tế kỹ thuật và Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (đối với trường hợp dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng). (Quy định tại Luật Xây dựng năm 2014).
Trường hợp dự án sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
-
Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai lập.
CSPL: khoản 1 Điều 3 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
2. Hồ sơ đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình 01 bộ, bao gồm:
-
Đơn xin giao đất, cho thuê đất (theo mẫu, bản chính);
-
Bản sao văn bản chấp thuận đầu tư;
-
Dự án đầu tư (gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở) đã được thẩm định và quyết định phê duyệt dự án đầu tư (đối với trường hợp dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên); Báo cáo kinh tế kỹ thuật và Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (đối với trường hợp dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng). (Quy định tại Luật Xây dựng năm 2014).
Trường hợp dự án sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
-
Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai lập.
CSPL: khoản 2 Điều 3 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức xin giao hoặc xin thuê đất nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường
Bước 3: Thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp thẩm định hoặc gửi xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức kiểm tra thực địa.
-
Đối với dự án đầu tư đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục thẩm định này.
-
Thời điểm thẩm định nhu cầu sử dụng đất xin giao đất, cho thuê đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư: khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.
-
Trường hợp phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư thì thủ tục này chỉ thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất.
CSPL: Điều 58 Luật đất đai; Điều 13, Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; điểm b khoản 3, mục 13 Điều 1 và khoản 3 mục 14 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020
Bước 4: Trả kết quả
Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Thời gian nhận và trả hồ sơ: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày lễ, tết).
Đối với chủ rừng là tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư; chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững: thì thời gian toàn bộ quy trình để được phê duyệt dự án quản lý là 23 đến 28 ngày
Thời gian toàn bộ quy trình để được phê duyệt dự án quản lý là 23-28 ngày
CSPL: Điều 11, khoản 1 Điều 12, Điều 13 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT
Hy vọng bài viết hữu ích và giúp cho người dân.
Dịch vụ tư vấn pháp luật - Công ty Luật TNHH LHLegal
Nếu có bất cứ vướng mắc pháp lý trong cuộc sống thường nhật cần giải đáp nhanh chóng đừng ngần ngại gọi về Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 2929 01 LHLegal hội tụ các luật sư giỏi đất đai nhiều năm kinh nghiệm am hiểu về pháp luật đất đai sẽ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, phân chia tài sản thừa kế nhà đất, tư vấn đền bù giải tỏa nhà đất, thủ tục khiếu kiện đất đai, thủ tục hành chính mua bán nhà đất.
Với giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến: “Chúng tôi luôn hành động vì sự chính trực và đảm bảo quyền lợi công bằng tối thiểu cho Khách hàng của mình, bất kể đó là cá nhân lẻ loi hay một tập đoàn kinh tế khổng lồ. Chúng tôi không quan trọng Khách hàng của mình là ai mà quan trọng chúng tôi đang bảo vệ cái gì.”
Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề về đất đai. Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, cầu thị thì điều LHLegal đặt lên làm đầu. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức đi lại, tiết kiệm tiền bạc nhưng vẫn hoàn thành được nhu cầu tư vấn mà mình mong muốn.
Đội ngũ chuyên gia pháp lý gồm các luật sư, luật gia dày dạn kinh nghiệm chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực luật đất đai mình đang đảm nhận phụ trách. Đảm bảo các vướng mắc được xử lý nhanh gọn, hiệu quả mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Chi phí cuộc gọi rõ ràng phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Với các sự việc phức tạp chúng tôi sẵn sàng trao đổi, gặp gỡ khách hàng trực tiếp và tư vấn chuyên sâu nhưng vẫn đảm bảo hỗ trợ tối đa mức phí.
Quý khách hàng cần dịch vụ luật sư đất đai vui lòng liên hệ:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Dịch vụ làm sổ đỏ sổ hồng trọn gói nhanh chóng (04.08.2022)
Điều kiện và thủ tục sang tên Sổ đỏ 2024 cập nhật mới nhất (17.09.2024)
Chính thức mở rộng quyền mua đất của Việt kiều từ 01/08/2024 (12.09.2024)
Một số quy định về nhà ở hình thành trong tương lai mà bên thuê, mua, thuê mua cần nắm theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 (04.09.2024)
Bị thu hồi đất khai hoang có được bồi thường không? (03.09.2024)
Một số lưu ý khi mua bán đất nông nghiệp bằng giấy viết tay (27.08.2024)
Công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp? (22.08.2024)
Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Có bắt buộc đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng? (06.08.2024)