>>> Nghĩa vụ của ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm
>>> Xử lý tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay: Quy định pháp luật và rủi ro doanh nghiệp cần lưu ý
Giải pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay
Thực hiện nghĩa vụ thông báo đến các bên nhận bảo đảm khi dùng một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ
Theo Điều 300 BLDS, thông báo đến các bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ là trách nhiệm của bên nhận bảo đảm đang xử lý tài sản bảo đảm. Việc thông báo này cũng được hướng dẫn tại Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về phương thức thông báo, nội dung văn bản thông báo, thời hạn thực hiện việc thông báo. Khi thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến các bên nhận bảo đảm, sẽ hạn chế được rủi ro phát sinh trong quan hệ nhận bảo đảm giữa các bên, cũng thuận tiện trong việc thỏa thuận về thứ tự ưu tiên thanh toán theo khoản 2 Điều 308 BLDS.
Xây dựng hợp đồng bảo đảm chặt chẽ
Việc soạn thảo một hợp đồng chặt chẽ trong việc định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm là tiền đề để hạn chế rủi ro khi sử dụng một TSBĐ để bảo đảm cho nhiều khoản vay. Tuy việc này đòi hỏi chuyên môn và sự hiểu biết về pháp luật để soạn thảo hợp đồng quy định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ, bao gồm cả thứ tự ưu tiên thanh toán nhưng nếu thực hiện được thì sẽ giúp ích cho việc tránh mâu thuẫn khi có tranh chấp xảy ra. Từ đó giải quyết tranh chấp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Một hợp đồng được coi là không có khoảng trống khi hợp đồng đó tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật, được tham vấn bởi chuyên gia pháp lý và có các điều khoản có lợi cho các bên, hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh do tranh chấp hợp đồng.
Định giá tài sản bảo đảm hợp lý để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm đủ để thực hiện nghĩa vụ cho nhiều bên
Một trong những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình sử dụng một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ là định giá TSBĐ. Việc định giá TSBĐ phải đảm bảo hợp lý để giá trị TSBĐ đủ để thực hiện nghĩa vụ cho nhiều bên. Yêu cầu là phải định giá đúng, không được định giá thấp hơn giá trị thực tế hay định giá khống so với giá trị thực tế của TSBĐ. Vấn đề này được luật quy định rõ tại Điều 306 BLDS. Vì vậy, khi định giá TSBĐ, cần chú ý tuân thủ quy định của pháp luật, chủ động hạn chế rủi ro phát sinh từ vấn đề này.
Kiểm tra hồ sơ pháp lý và đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ
Thực hiện kiểm tra pháp lý kỹ lưỡng: Trước khi sử dụng TSBĐ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra tình trạng pháp lý của tài sản đó. Điều này bao gồm việc xác minh thông tin đăng ký tài sản, không có tranh chấp hoặc khiếu nại pháp lý liên quan.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) không chỉ tạo điều kiện cho việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán mà còn bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan theo quy định pháp luật (Điêu 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP)
Thỏa thuận rõ ràng về thứ tự ưu tiên thanh toán
Soạn thảo văn bản thỏa thuận cụ thể: Các bên tham gia giao dịch bảo đảm nên có văn bản thỏa thuận chi tiết về thứ tự ưu tiên thanh toán. Văn bản này cần nêu rõ các trường hợp xử lý tài sản, đặc biệt khi xảy ra trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán.
Tích hợp điều khoản ưu tiên vào hợp đồng chính: Nếu có nhiều khoản vay cùng sử dụng một tài sản bảo đảm, nên tích hợp điều khoản xác định thứ tự ưu tiên vào từng hợp đồng vay riêng biệt hoặc tạo ra một hợp đồng chung để tránh những mâu thuẫn về quyền lợi sau này.
Các bên nên tích hợp điều khoản ưu tiên vào hợp đồng chính
Thường xuyên kiểm tra và xác minh tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm sau khi xác lập Hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ): Sau khi xác lập HĐBĐ, nguyên tắc là HĐBĐ có giá trị như luật, yêu cầu các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ HĐBĐ, việc thường xuyên kiểm tra và xác minh tình trạng pháp lý của TSBĐ sẽ giúp các bên chủ động phòng ngừa rủi ro, xác định được TSBĐ đang trong tình trạng nào để chuẩn bị tốt hơn trong việc thích ứng với rủi ro pháp lý.
Phối hợp với các bên cùng nhận bảo đảm, bên bảo đảm để giải quyết nhanh tranh chấp về thứ tự ưu tiên thanh toán, xử lý tài sản bảo đảm: Quy định tại Điều 3 và các điều khoản liên quan đến TSBĐ đều ghi nhận quyền thỏa thuận của các bên. Trong khuôn khổ “dân luật”, việc các bên thỏa thuận được với nhau để giải quyết vụ việc dân sự luôn được khuyến khích. Vì vậy, việc các bên phối hợp với nhau một cách hiệu quả về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng, xử lý TSBĐ cũng là một giải pháp cần được ưu tiên trong quá trình giải quyết rủi ro.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi sử dụng tài sản bảo đảm?
Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, việc sử dụng tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay mang lại lợi ích lớn về huy động vốn nhưng cũng kèm theo không ít rủi ro pháp lý.
Doanh nghiệp cần lưu ý:
-
Nắm rõ các quy định pháp luật: Hiểu rõ và tuân thủ các căn cứ pháp lý như Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, Nghị định số 99/2022/NĐ-CP để đảm bảo các giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp lý.
-
Xây dựng hợp đồng bảo đảm chặt chẽ và minh bạch: Hợp đồng cần được soạn thảo kỹ lưỡng, quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ và thứ tự ưu tiên thanh toán nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp.
-
Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm: Việc đăng ký giao dịch không chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ nợ mà còn góp phần tạo sự minh bạch trong các giao dịch.
-
Tham vấn ý kiến chuyên gia pháp lý khi cần thiết: Trong trường hợp có dấu hiệu mâu thuẫn hoặc tranh chấp, doanh nghiệp nên nhanh chóng tham vấn các chuyên gia pháp lý để có hướng giải quyết phù hợp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
Việc dùng tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay không phải là hành vi trái pháp luật, tuy nhiên đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ quy định, kiểm soát chặt các điều khoản hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy trình và thường xuyên rà soát nghĩa vụ phát sinh. Việc thiếu cẩn trọng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng xử lý tài sản khi có tranh chấp mà còn kéo theo hệ lụy pháp lý lâu dài. Do đó, doanh nghiệp nên chủ động tham vấn luật sư và xây dựng chiến lược quản lý tài sản bảo đảm một cách bài bản – để đảm bảo an toàn pháp lý và sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Xử lý tài sản bảo đảm bị kê biên trong vụ án hình sự - Quy trình và giải pháp (24.03.2025)
Quy định mới về việc mua cổ phiếu quỹ của tổ chức tín dụng bởi nhà đầu tư nước ngoài từ 19/5/2025 (24.03.2025)
Những lưu ý quan trọng khi ngân hàng thực hiện bán đấu giá khoản nợ (21.03.2025)
Ngân hàng khó bán đấu giá tài sản dù đã “Đại hạ giá” nhiều lần - Nguyên nhân & giải pháp (21.03.2025)
Tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng (21.03.2025)
Các vướng mắc khi ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm đang tranh chấp, tài sản bị kê biên (21.03.2025)
Một loạt ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm (21.03.2025)
Ngân hàng Nhà nước đề xuất tài sản bảo đảm không bị kê biên trong xử lý nợ xấu (16.03.2025)