Thống đốc Nguyễn Thị Hồng
Đề xuất trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Cụ thể, theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ được quyết định việc cho vay đặc biệt cho các tổ chức tín dụng, bao gồm cả khoản vay có hoặc không có tài sản bảo đảm. Lãi suất áp dụng cho khoản vay đặc biệt này là 0%/năm. Tài sản bảo đảm (nếu có) sẽ được xác định theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hiện tại, đối với khoản vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm và lãi suất 0%/năm, thẩm quyền phê duyệt thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển thẩm quyền này được Chính phủ đánh giá là phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền, giúp rút ngắn quy trình xử lý và đảm bảo kịp thời ứng phó trong các tình huống khẩn cấp, qua đó tăng cường an ninh, an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.
Theo báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, do ông Phan Văn Mãi làm Chủ nhiệm, tán thành với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cần rà soát kỹ các quy định hiện hành về cho vay đặc biệt, đồng thời xây dựng quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện, trình tự thủ tục cho vay nhằm đảm bảo minh bạch, kiểm soát rủi ro và hạn chế tổn thất có thể xảy ra trong quá trình triển khai.
Quy định mới về quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bên cạnh nội dung về cho vay đặc biệt, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu. Theo đó, tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán và xử lý nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nếu trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận rõ ràng rằng bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm quyền thu giữ trong trường hợp xử lý nợ xấu.
Việc thu giữ tài sản bảo đảm không được thực hiện một cách đơn phương hay vô điều kiện mà phải tuân thủ các giới hạn và điều kiện chặt chẽ theo luật định. Đồng thời, trong quá trình thu giữ, tổ chức tín dụng không được thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
Tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền việc thu giữ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc sở hữu của chính tổ chức đó. Đối với tổ chức mua bán, xử lý nợ, việc ủy quyền chỉ được thực hiện cho tổ chức tín dụng bán nợ hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng đó.
Cơ quan thẩm tra thống nhất với việc bổ sung quy định nêu trên, đồng thời kiến nghị rà soát kỹ các điều kiện liên quan đến quyền thu giữ tài sản, đảm bảo an toàn trật tự trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của UBND và lực lượng công an cấp xã trong hỗ trợ đảm bảo an ninh trong hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm.
Bùng phát các chiêu trò lừa đảo tài chính, giả mạo thương hiệu trong năm 2024 (03.04.2025)
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Cần làm rõ quyền và nghĩa vụ trong khung pháp lý cho Trung tâm tài chính (03.04.2025)
Tín dụng toàn hệ thống sắp chạm mốc 16 triệu tỷ đồng: Hơn 115.000 tỷ đổ vào nền kinh tế chỉ trong một tuần (02.04.2025)
Người vay tiền ngân hàng qua đời, người thừa kế có phải trả nợ không? (01.04.2025)
Những tranh chấp phổ biến khi mua tài sản đấu giá ngân hàng và cách xử lý (01.04.2025)
Chính sách vay mua nhà được điều chỉnh: Người trẻ hưởng lợi thực sự? (31.03.2025)
Ngân hàng và đấu giá tài sản bảo đảm: Trách nhiệm pháp lý và rủi ro tiềm ẩn (28.03.2025)
Quy trình bán đấu giá tài sản bảo đảm của Ngân hàng (28.03.2025)