Thống đốc Nguyễn Thị Hồng
Đề xuất trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Cụ thể, theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ được quyết định việc cho vay đặc biệt cho các tổ chức tín dụng, bao gồm cả khoản vay có hoặc không có tài sản bảo đảm. Lãi suất áp dụng cho khoản vay đặc biệt này là 0%/năm. Tài sản bảo đảm (nếu có) sẽ được xác định theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hiện tại, đối với khoản vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm và lãi suất 0%/năm, thẩm quyền phê duyệt thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển thẩm quyền này được Chính phủ đánh giá là phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền, giúp rút ngắn quy trình xử lý và đảm bảo kịp thời ứng phó trong các tình huống khẩn cấp, qua đó tăng cường an ninh, an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.
Theo báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, do ông Phan Văn Mãi làm Chủ nhiệm, tán thành với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cần rà soát kỹ các quy định hiện hành về cho vay đặc biệt, đồng thời xây dựng quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện, trình tự thủ tục cho vay nhằm đảm bảo minh bạch, kiểm soát rủi ro và hạn chế tổn thất có thể xảy ra trong quá trình triển khai.
Quy định mới về quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bên cạnh nội dung về cho vay đặc biệt, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với các khoản nợ xấu. Theo đó, tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán và xử lý nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm nếu trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận rõ ràng rằng bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm quyền thu giữ trong trường hợp xử lý nợ xấu.
Việc thu giữ tài sản bảo đảm không được thực hiện một cách đơn phương hay vô điều kiện mà phải tuân thủ các giới hạn và điều kiện chặt chẽ theo luật định. Đồng thời, trong quá trình thu giữ, tổ chức tín dụng không được thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
Tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền việc thu giữ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc sở hữu của chính tổ chức đó. Đối với tổ chức mua bán, xử lý nợ, việc ủy quyền chỉ được thực hiện cho tổ chức tín dụng bán nợ hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng đó.
Cơ quan thẩm tra thống nhất với việc bổ sung quy định nêu trên, đồng thời kiến nghị rà soát kỹ các điều kiện liên quan đến quyền thu giữ tài sản, đảm bảo an toàn trật tự trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của UBND và lực lượng công an cấp xã trong hỗ trợ đảm bảo an ninh trong hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm.
Phân tích và bình luận Bản án số 06/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm (17.04.2025)
Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản, cam kết hỗ trợ giảm lãi suất giữa áp lực tỷ giá từ Mỹ (09.04.2025)
Lãi suất huy động bị siết chặt, ngân hàng xoay xở thế nào để giữ dòng vốn? (09.04.2025)
Bộ Công an phản hồi về đề xuất ngân hàng được thu giữ tài sản bảo đảm (09.04.2025)
Nguy cơ và giải pháp tuân thủ quyết định phong tỏa tài khoản từ phía ngân hàng (09.04.2025)
Trách nhiệm của Ngân hàng khi không tuân thủ quyết định phong tỏa dẫn đến tẩu tán tài sản (09.04.2025)
Tranh chấp Hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm bị tranh chấp - Ngân hàng cần làm gì? (09.04.2025)
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi dùng tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay? (09.04.2025)