Đất tín ngưỡng là gì và quy định như thế nào?
Đất tín ngưỡng là đất phi nông nghiệp và được pháp luật ghi nhận tại Luật đất đai vào năm 1987. Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:
1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo những quy định trên thì có thể hiểu đất tín ngưỡng bao gồm có công trình: đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Để làm đất tín ngưỡng, xây dựng công trình nhà thờ họ trên phần đất của mình thì người sử dụng đất cần chuyển mục đích sử dụng đất.
Đất tín ngưỡng có được cấp sổ đỏ không?
Về nguyên tắc tuy là đất dùng để tín ngưỡng thờ cúng nhưng đều được cấp sổ đỏ nếu đất đó đáp ứng đủ điều kiện. Việc cấp sổ không chỉ giúp cho người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định mà còn giúp Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả hơn.
Đối với đất tín ngưỡng khi cấp Sổ đỏ được chia thành 02 trường hợp sau:
Đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng
Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, để được cấp sổ phải đáp ứng các điều kiện như sau:
-
Không có tranh chấp;
-
Được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.
Đất tín ngưỡng để được cấp sổ đỏ đối phải là đất không có tranh chấp và được UBND xác định là đất dùng chung cho cộng đồng
Đất tín ngưỡng do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (đất xây dựng nhà thờ họ)
Trường hợp đất tín ngưỡng là đất xây dựng nhà thờ họ do hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì điều kiện được cấp Sổ đỏ áp dụng như điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 20, Điều 22, Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Xem thêm: Chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định như thế nào ?
Đất tín ngưỡng có chuyển nhượng được không?
Đối với đất tín ngưỡng do cộng đồng dân cư sử dụng thì không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.
Tìm Luật sư giỏi về đất đai
Xem thêm về Dịch vụ Luật sư giỏi về đất đai tại đây
Đất đai là một lĩnh vực khó,các quy định về pháp luật đất đai còn chồng chéo và khó khăn khi thực hiện các thủ tục, đặc biệt là các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất tín ngưỡng.
Nếu người thực hiện các quy trình, thủ tục không nắm rõ các quy định pháp luật dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức. Dẫn đến khó khăn khi giải quyết.
Điều nên làm lúc này, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư về đất đai giỏi Công ty Luật TNHH LHLegal, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị: Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục, đại diện cho Quý khách hàng làm việc với Cơ quan chức năng trong quá trình tiến hành thủ tục đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc. Nếu cần tìm Luật sư giỏi đất đai vui lòng liên hệ chúng tôi qua các cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Cùng đứng tên trên Sổ đỏ khi mua đất với bạn có được không? (28.05.2025)
Cải tạo nhà biệt thự cũ: Chủ sở hữu có được thay đổi nguyên trạng ban đầu hay không? (14.05.2025)
Mua nhà ở xã hội để tái định cư: Khi nào phải bốc thăm trước khi ký hợp đồng mua bán? (24.04.2025)
Cách định vị và tra cứu thửa đất trên bản đồ địa chính chính xác nhất (18.04.2025)
Mua chung cư đang thế chấp: Thủ tục và lưu ý quan trọng (18.04.2025)
Làm sao để chứng minh nguồn gốc đất cha ông để lại trước năm 1980? (16.04.2025)
Mua lại chung cư chưa có Sổ hồng cần lưu ý điều gì? (16.04.2025)
Tóm tắt và bình luận bản án số 427/2019/HC-PT ngày 09/07/2019 về khiếu kiện quyết định hành chính về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất và giải quyết khiếu nại (11.04.2025)