>>> Hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị xử lý ra sao?
>>> Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật
Thông qua bài viết này, LHLegal sẽ phân tích và cho bạn biết quy định về chứng chỉ tiền gửi. Đặc biệt, vai trò của Công ty tài chính chuyên ngành và Tổ chức tín dụng trong việc mua bán chứng chỉ tiền gửi.
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Vai trò trong hoạt động tài chính
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
Chứng chỉ tiền gửi là một trong các giấy tờ có giá được định nghĩa tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN như sau:
“Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”
Theo đó, chứng chỉ tiền gửi có thể được hiểu đơn giản là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm huy động vốn tổ chức, cá nhân khác ở trong nước.
Vai trò của chứng chỉ tiền gửi trong hoạt động tài chính
Công cụ huy động vốn an toàn cho tổ chức tín dụng: chứng chỉ tiền gửi là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả của tổ chức tín dụng. So với tiền gửi tiết kiệm thông thường, chứng chỉ tiền gửi thường có thời hạn dài hơn, giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định để thực hiện cho vay và đầu tư.
Đa dạng hóa cách thức đầu tư: đối với nhà đầu tư, chứng chỉ tiền gửi là sản phẩm tài chính an toàn, ít rủi ro, thường được đảm bảo bởi tổ chức phát hành. Đây là lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho các cá nhân hoặc tổ chức tìm kiếm lợi nhuận ổn định và không có nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn.
Góp phần ổn định thị trường tiền tệ: khi các tổ chức tín dụng sử dụng chứng chỉ tiền gửi như một công cụ điều tiết dòng tiền, điều này có thể hỗ trợ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bằng cách điều chỉnh mức phát hành và lãi suất của chứng chỉ tiền gửi, hệ thống ngân hàng có thể ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông và góp phần kiểm soát lạm phát.
Công ty tài chính chuyên ngành được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 59/2024/TT-NHNN về điều kiện mua bán chứng chỉ tiền gửi như sau:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán giấy tờ có giá khi quy định của pháp luật cho phép và được quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp (sau đây gọi là Giấy phép) như sau:
a) Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng quy định tại điểm b khoản này), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán chứng chỉ tiền gửi khi Giấy phép có nội dung mua, bán giấy tờ có giá khác; được mua, bán trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành trong nước khi Giấy phép có nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp;
b) Công ty tài chính chuyên ngành được mua, bán chứng chỉ tiền gửi khi Giấy phép có nội dung mua, bán chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trong nước.”
Quy định trên đã nêu rõ, công ty tài chính chuyên ngành chỉ được mua bán chứng chỉ tiền gửi khi Giấy phép có nội dung mua bán chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành trong nước.
Tổ chức tín dụng chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi trong trường hợp nào?
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 12/2021/TT-NHNN có quy định như sau:
“6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng. Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.”
Điều này có nghĩa, tổ chức tín dụng chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi có thời hạn còn lại dưới 12 tháng.
Lưu ý: Thời hạn còn lại là khoảng thời gian được xác định từ ngày thanh toán tiền mua giấy tờ có giá quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-NHNN đến ngày đến hạn thanh toán hết gốc, lãi của giấy tờ có giá đó.
Tổ chứng tín dụng chỉ được mua chứng chỉ có thời hạn còn lại dưới 12 tháng
Tổ chức tín dụng được thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua không?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định như sau:
“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Như vậy, tổ chức tín dụng được phép phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Rủi ro và chế tài xử lý khi vi phạm quy định về mua bán chứng chỉ tiền gửi
Các hành vi vi phạm phổ biến
Tổ chức tín dụng phát hành chứng chỉ tiền gửi không đúng với quy định về điều kiện phát hành, thời hạn, lãi suất, hoặc không được cấp phép.
Các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về quyền lợi, điều kiện rút trước hạn, lãi suất, tính thanh khoản hoặc rủi ro của chứng chỉ tiền gửi ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Các đối tượng lừa đảo làm giả chứng chỉ tiền gửi để chiếm đoạt tiền từ các nhà đầu tư nhẹ dạ, cả tin.
Một số cá nhân, tổ chức không được cấp phép nhưng vẫn thực hiện hoạt động môi giới, mua bán chứng chỉ tiền gửi trên thị trường thứ cấp hoặc trên mạng xã hội, ứng dụng điện tử.
Không công bố hoặc không niêm yết công khai các nội dung phải công bố hoặc niêm yết công khai phát hành giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật
Phát hành giấy tờ có giá không đúng với nội dung đã công bố hoặc niêm yết công khai.
Mức xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự (nếu có)
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm trong hoạt động nhận tiền gửi như sau:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố hoặc không niêm yết công khai các nội dung phải công bố hoặc niêm yết công khai về nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhận tiền gửi hoặc phát hành giấy tờ có giá không đúng với nội dung đã công bố hoặc niêm yết công khai.”
Và theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
“3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;”
Chứng chỉ tiền gửi là một trong các giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn. Chính vì thế, việc vi phạm các quy định về công bố hoặc niêm yết công khai các nội dung về chứng chỉ tiền gửi; hoặc thực hiện không đúng với nội dung đã công bố sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Những hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán chứng chỉ tiền gửi ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.”
Bên cạnh đó, trường hợp các tổ chức, cá nhân nếu có dấu hiệu lừa đảo làm giả chứng chỉ tiền gửi để chiếm đoạt tiền thì có thể bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân hoặc tổ chức có liên quan trong hoạt động mua bán chứng chỉ tiền gửi có thể bị xử lý theo các chế tài pháp luật tương ứng. Trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm, đặc biệt là gian dối, giả mạo hoặc nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Hoặc nếu thuộc trường hợp phát hành chứng chỉ tiền gửi không hợp pháp, làm giả chứng chỉ tiền gửi có thể bị xử lý theo Điều 206 Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán chứng chỉ tiền gửi phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Trường hợp thực hiện mua bán trái phép hoặc phát hành, chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi không đúng quy định, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 88/2019/NĐ-CP, với mức phạt lên đến 200 triệu đồng đối với tổ chức, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy tờ vi phạm. Nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác, bên vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp hành vi có tính chất lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc lưu hành chứng chỉ tiền gửi giả, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, với mức phạt lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, tổ chức tín dụng buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm trong nội bộ cũng có thể bị xử phạt hành chính và liên đới chịu trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại cho khách hàng.
Người có hành vi lưu hành chứng chỉ tiền gửi giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Liên hệ Luật sư để tư vấn hoạt động đầu tư tài chính an toàn và đúng luật
Để đảm bảo hoạt động đầu tư tài chính được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật, nhà đầu tư nên chủ động tham vấn ý kiến pháp lý từ các đơn vị hành nghề chuyên nghiệp.
Công ty Luật TNHH LHLegal là một trong những tổ chức hành nghề luật uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện về pháp lý đầu tư, giao dịch giấy tờ có giá, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp nếu phát sinh. Việc đồng hành cùng luật sư ngay từ giai đoạn chuẩn bị sẽ giúp nhà đầu tư nhận diện sớm rủi ro pháp lý, lựa chọn phương án đầu tư phù hợp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong mọi tình huống.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Lãi suất huy động bị siết chặt, ngân hàng xoay xở thế nào để giữ dòng vốn? (09.04.2025)
Bộ Công an phản hồi về đề xuất ngân hàng được thu giữ tài sản bảo đảm (09.04.2025)
Nguy cơ và giải pháp tuân thủ quyết định phong tỏa tài khoản từ phía ngân hàng (09.04.2025)
Trách nhiệm của Ngân hàng khi không tuân thủ quyết định phong tỏa dẫn đến tẩu tán tài sản (09.04.2025)
Tranh chấp Hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm bị tranh chấp - Ngân hàng cần làm gì? (09.04.2025)
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi dùng tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay? (09.04.2025)
Xử lý tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay: Quy định pháp luật và rủi ro doanh nghiệp cần lưu ý (09.04.2025)
Xử lý tài sản bảo đảm khi bảo lãnh vay vốn: Rủi ro và lưu ý pháp lý (09.04.2025)