Lịch sử hình thành công ty quản lý tài sản (VAMC)
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước. VAMC ra đời với sứ mệnh, vai trò là một công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
Việc VAMC được thành lập tại thời điểm tháng 5 năm 2013 nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế lúc bấy giờ là tỷ lệ nợ xấu đang rất cao. VAMC được hy vọng là công cụ góp phần làm khơi thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế.
Thông tin tổng quan về VAMC
Căn cứ Điều 1 Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (“Quyết định 1459”) quy định về Công ty Quản lý tài sản như sau:
Công ty Quản lý tài sản (VAMC), tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là doanh nghiệp được thành lập nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Tên tiếng Anh đầy đủ của VAMC là Vietnam Asset Management Company.
Cơ chế hoạt động và cơ cấu cơ cấu tổ chức của VAMC
Cơ chế hoạt động của VAMC
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1459, cơ chế hoạt động của VAMC như sau:
Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Công ty Quản lý tài sản có tư cách pháp nhân và con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước theo quy định của pháp luật.
Công ty Quản lý tài sản được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương.
Cơ cấu tổ chức của VAMC
Bộ máy quản lý của Công ty Quản lý tài sản bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc được quy định như sau:
- Hội đồng thành viên bao gồm không quá 07 thành viên.
- Ban Kiểm soát bao gồm không quá 03 thành viên.
- Công ty Quản lý tài sản có Tổng giám đốc và một số Phó Tổng giám đốc.
Hoạt động và nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Từ những định nghĩa và cơ chế hoạt động như trên, vậy Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được hoạt động như thế nào?
Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Căn cứ Điều 12 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ (“Nghị định 53”) quy định về hoạt động của Công ty Quản lý tài sản bao gồm như sau:
- Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
- Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
- Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
- Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
- Tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
- Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định như: Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ; Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay.
Nguyên tắc hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
Căn cứ Điều 5 Nghị định 53 quy định về Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.
- Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Quyền và nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
Quyền của Công ty Quản lý tài sản
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 53, quyền của Công ty Quản lý tài sản bao gồm các quyền sau:
- Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;
- Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;
- Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;
- Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;
- Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;
- Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm;
- Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 53;
- Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
- Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 53, nghĩa vụ của Công ty Quản lý tài sản bao gồm:
- Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;
- Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
- Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
- Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về định nghĩa, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với Quý bạn đọc.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại tại LHLegal

Khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, việc thuê Luật sư là hoàn toàn cần thiết. Đội ngũ Luật sư giỏi kinh doanh thương mại của chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.
Với kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng chúng tôi luôn xem xét, đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh để doanh nghiệp hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Liên hệ với chúng tôi ngay thông qua các cách thức sau:
Địa chỉ: 17A Phan Bội Châu, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Chi nhánh Trung tâm: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 1900 2929 01
Đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp tại website: https://luatsulh.com/
Liên hệ zalo: 0903 796 830
Email đặt lịch hẹn Luật sư: Hoa.Le@LuatsuLH.com; LHLegal.Mar@LuatsuLH.com
Website: https://luatsulh.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/GiaiQuyetTranhChap/
Tiktok: Luật sư Hòa (LHLegal)
Biện pháp điều chỉnh carbon tại biên giới của EU và dự báo tác động đến doanh nghiệp Việt Nam (04.07.2023)
Sổ đăng ký thành viên công ty TNHH theo quy định pháp luật mới nhất 2023 (07.06.2023)
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất (10.05.2023)
Trình tự, thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy định mới nhất 2023 (26.04.2023)
Quy định về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mới nhất năm 2023 (21.04.2023)
Hướng dẫn thay đổi người đại diện pháp luật của công ty theo quy định hiện hành (20.04.2023)
Nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên công ty TNHH 02 thành viên trở lên (16.04.2023)
Thừa kế doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết có được không? (16.04.2023)
Đánh giá đối với kiến nghị của Novaland cho các dự án bất động sản (27.02.2023)
Khi nào thì công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 02 thành viên trở lên? (25.02.2023)