>>> Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con phải làm thế nào?
>>> Hai vợ chồng đều không có thu nhập ổn định, ai được quyền nuôi con sau ly hôn?
Nội dung án lệ
Số hiệu án lệ: 54/2022/AL
Nguồn án lệ: Quyết định Giám đốc thẩm số 01/2019/HNGĐ-GĐT ngày 27/02/2019 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng
Tình huống pháp lý: Tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ đã không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trong một thời gian dài
Quyết định của TAND Tối cao: Hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm, giao con cho người cha là người đang trực tiếp nuôi dưỡng.
Tóm tắt vụ án
Chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P kết hôn trên cơ sở tự nguyện, đăng ký kết hôn ngày 27/7/2016 tại UBND xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Sau khi kết hôn một thời gian, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, chị K bỏ về nhà cha mẹ đẻ từ tháng 3/2017. Nhận thấy không thể giải quyết được mâu thuẫn nên hai bên thuận tình ly hôn.
Về con chung: Có 1 con là Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016. Khi cháu T được 4 tháng tuổi, chị K rời nhà và để lại cháu cho anh P nuôi dưỡng. Đến khi ly hôn, cả hai đều đề nghị được nuôi con, chị K yêu cầu anh P cấp dưỡng, còn anh P không yêu cầu chị K cấp dưỡng.
Về tài sản chung: Không có tài sản và công nợ chung.
Xem chi tiết Án lệ số 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con tại đây
Diễn biến tố tụng:
Tại bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 02/2018/HNGĐ-ST ngày 05/3/2018, Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk công nhận thuận tình ly hôn, giao con là cháu Nguyễn Đắc T cho anh P nuôi, Ghi nhận việc chị Phạm Thị Kiều K tự nguyện cấp dưỡng mỗi tháng 1.000.000 đồng để nuôi cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016 cho đến khi cháu T tròn 18 tuổi.
Tại Bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 11/2018/HNGĐ-PT ngày 07/6/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định xử ngược lại, giao con cho chị K với lý do con dưới 36 tháng tuổi, Chị Phạm Thị Kiều K không yêu cầu anh Nguyễn Hữu P cấp dưỡng nuôi con chung.
Anh P làm đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm vì không được thông báo xét xử, vi phạm tố tụng.
Do đó, Viện trưởng VKS cấp cao kháng nghị đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 11/2018/HNGĐ-PT ngày 07/6/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để xét xử phúc thẩm lại, theo đúng quy định pháp luật. Tại phiên giám đốc thẩm, đại diện VKS đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.
HĐXX Giám đốc thẩm chấp nhận, giữ nguyên án sơ thẩm.
Quan điểm pháp lý của các bên
Nguyên đơn (chị K)
Yêu cầu khởi kiện: Được trực tiếp nuôi dưỡng con chung.
Lập luận: Dẫn khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014, cho rằng pháp luật quy định giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ, nên việc giao con cho anh P là không đúng quy định.
Bị đơn (anh P)
Quan điểm: Từ khi con 4 tháng tuổi đến nay anh là người duy nhất trực tiếp chăm sóc, giáo dục con.
Lập luận: Con đã quen môi trường sống, nếu thay đổi người nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Tòa án
Tòa sơ thẩm: Xem xét toàn diện, đánh giá thực tế người cha nuôi con tốt, đảm bảo lợi ích của trẻ, nên giao con cho cha là phù hợp.
Tòa phúc thẩm: Chỉ căn cứ vào tuổi của trẻ dưới 36 tháng, áp dụng khoản 3 Điều 81, giao con cho mẹ mà không xem xét điều kiện thực tế. Còn mở rộng xét xử cả phần hôn nhân và tài sản là vượt quá kháng cáo không đúng theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Tòa giám đốc thẩm
Phân tích rõ: pháp luật chỉ “ưu tiên”, không “mặc định” giao con cho mẹ vì việc chị K bỏ đi khi con mới 4 tháng tuổi là tình tiết quan trọng chứng minh sự thiếu điều kiện chăm sóc. Hiện tại, cháu T đã quen với điều kiện, môi trường sống và được anh P nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo trong điều kiện tốt nhất; nếu giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng sẽ gây sự xáo trộn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu.
Việc phúc thẩm xét xử vắng mặt anh P là có lỗi khách quan do bưu tá phát sai giấy triệu tập. Tòa sơ thẩm đánh giá đúng, cần giữ nguyên.
Phân tích bản án
Bản án giám đốc thẩm đã viện dẫn rõ ràng khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện...”. Từ đó, Hội đồng xét xử xác định rằng: chị K đã bỏ con từ khi cháu mới 4 tháng tuổi, không chăm sóc, không gắn bó với cháu; ngược lại, anh P là người nuôi dạy, gắn bó và được cộng đồng địa phương xác nhận là chăm con tốt, có thu nhập ổn định.
Tòa án Giám đốc thẩm đã đúng khi đánh giá yếu tố chăm sóc thực tế, chứ không chỉ dựa vào độ tuổi của trẻ. Việc chị K rời khỏi gia đình khi con mới 4 tháng tuổi và không trực tiếp nuôi dưỡng con trong thời gian dài cho thấy sự thiếu trách nhiệm và không đảm bảo sự ổn định cho cháu T.
Ngược lại, anh P đã chứng minh được năng lực và trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con ổn định, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trẻ đã quen với môi trường sống, gắn bó tình cảm, và thay đổi người nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của cháu.
Phán quyết của Tòa án Giám đốc thẩm là một bước khẳng định nguyên tắc “lợi ích tốt nhất của trẻ” phải là yếu tố quyết định hàng đầu trong mọi phán quyết về quyền nuôi con. Trong trường hợp này, người cha đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt, đảm bảo sự phát triển lâu dài và ổn định cho trẻ. Do đó, giao con cho cha là phù hợp với lợi ích tối ưu của trẻ.
Điều này cho thấy, nguyên tắc “vì lợi ích tốt nhất của trẻ” là nền tảng để Tòa quyết định quyền nuôi con, không thể xét xử máy móc dựa trên độ tuổi hay giới tính.
Dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ, Tòa sẽ quyết định giao con cho cha nuôi dưỡng
Bài học rút ra từ vụ án so với quy định pháp luật
Khẳng định pháp lý: Không có sự “mặc nhiên” giao con cho mẹ trong mọi trường hợp con dưới 36 tháng tuổi. Pháp luật chỉ đặt ra nguyên tắc ưu tiên, nhưng điều đó phải đi kèm với điều kiện người mẹ đảm bảo về điều kiện vật chất (thu nhập ổ định, môi trường sống, học tập, sinh hoạt cho con), điều kiện về tinh thần (yêu thương, quan tâm, chăm sóc con thường xuyên), đảm bảo chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con, có trách nhiệm và đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Không thể áp dụng khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 một cách máy móc. Dù trẻ dưới 36 tháng tuổi, mẹ vẫn có thể không được quyền nuôi nếu không trực tiếp chăm sóc.
Về xét xử: Tòa án phải đánh giá khách quan xem xét một cách toàn diện, đầy đủ cả yếu tố pháp lý và thực tiễn: ai là người gắn bó, ai nuôi con ổn định, môi trường sống nào phù hợp nhất với đứa trẻ.
Về quyền lợi trẻ em: Trẻ không phải là “tài sản” để chia đều theo cảm tính. Mỗi phán quyết phải vì lợi ích tối đa của trẻ.
Về tố tụng: Cần chú trọng vấn đề tống đạt văn bản tố tụng, tránh dẫn đến vi phạm quyền tham gia tố tụng và phải giám đốc thẩm lại vụ án.
Án lệ 54/2022/AL là tiền lệ quan trọng giúp các thẩm phán có thêm cơ sở pháp lý và thực tiễn để ra phán quyết công bằng, hợp lý trong các vụ tranh chấp quyền nuôi con dưới 3 tuổi. giúp làm rõ nội hàm “ưu tiên giao cho mẹ” trong Luật HNGĐ, hướng dẫn thực tiễn xử lý những tranh chấp tương tự.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (06.09.2022)
Từ Drama “Cá mập và búp bê: Shark Bình có được xem là độc thân? (27.08.2022)
Thủ tục và mẫu đơn xin rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất (24.08.2022)
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt (24.08.2022)
Giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn (18.08.2022)
Dịch vụ luật sư giỏi ly hôn ở TP HCM (12.08.2022)
Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất 2023 (12.08.2022)
Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con sau khi cha mẹ ly hôn (12.08.2022)