>>> Hướng dẫn lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty
>>> Vốn tự có là gì? Hướng dẫn xác định vốn tự có của doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Chuyển giá là gì? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển giá
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào định nghĩa về khái niệm thế nào là “chuyển giá”. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực thuế - tài chính - kế toán, được sử dụng trong quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết. Nó không phải là thuật ngữ pháp lý truyền thống nhưng đã được pháp luật Việt Nam sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Chuyển giá (transfer pricing) là việc các công ty trong có quan hệ liên kết (cùng một tập đoàn, hoặc nhóm công ty) định giá hàng hóa, dịch vụ, hoặc tài sản trong các giao dịch nội bộ với nhau không theo giá thị trường thông thường, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu số tiền thuế phải nộp. Điều này được hiểu là hành vi thay đổi giá trị giao dịch giữa các công ty liên kết để đạt được lợi ích về thuế hoặc tài chính.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển giá:
-
Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận: Doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn đa quốc gia nói riêng thường tận dụng triệt để các cơ hội, biện pháp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, kể cả các hành vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương mại,…
-
Doanh nghiệp muốn tạo hình ảnh đẹp về tình hình tài chính: Trong một số trường hợp khi các công ty/tập đoàn đa quốc gia vi phạm sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường khiến cho các chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ tại chính quốc hay của các công ty thành viên trên các quốc gia khác. Các công ty/tập đoàn thực hiện chuyển giá để chia sẻ việc thua lỗ với các thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh trở nên tốt hơn một cách giả tạo vi phạm pháp luật các quốc gia, có được một hình ảnh đẹp về tình hình tài chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác.
-
Chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia
-
Các tập đoàn đa quốc gia thường hoạt động tại nhiều nước với mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Họ có động cơ chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp để giảm tổng số thuế phải nộp.
-
Ví dụ: Lợi nhuận tại Việt Nam bị đánh thuế 20%, trong khi tại Singapore chỉ 10%, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển lợi nhuận sang Singapore để đóng thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn, thu được lợi nhuận cao hơn.
-
Chuyển giá thông qua các giao dịch xuyên biên giới thường khó bị phát hiện hơn so với các gian lận khác và nếu bị phát hiện thì việc xử lý cũng phức tạp bởi Chính phủ của mỗi quốc gia thường có thiên hướng bảo vệ doanh nghiệp của mình vì lợi ích quốc gia.
-
-
Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư: Quyền này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được quyền quyết định giá trong các giao dịch. Do đó, trong quan hệ với các bên liên kết, các doanh nghiệp được toàn quyền quyết định mua, bán, trao đổi những hàng hóa hoặc dịch vụ theo mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong các văn kiện, hợp đồng được luật pháp quốc tế bảo hộ.
-
Lỗ hổng trong hệ thống pháp luật và quản lý thuế: Một số quốc gia (đặc biệt các nước đang phát triển) còn:
-
Thiếu quy định rõ ràng về giá giao dịch liên kết;
-
Chưa có công cụ phân tích dữ liệu hoặc đội ngũ thanh tra đủ năng lực;
-
Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp lách luật mà không bị phát hiện.
-
Mạng lưới công ty liên kết phức tạp: Các tập đoàn đa quốc gia sở hữu hệ thống công ty con, công ty mẹ, công ty liên doanh… ở nhiều nước. Họ có khả năng tự xây dựng giá nội bộ (transfer pricing) cho các giao dịch giữa các đơn vị, từ đó dễ dàng thao túng lợi nhuận.
-
Khả năng kiểm soát và truy xuất dữ liệu giao dịch hạn chế: Giao dịch chuyển giá thường diễn ra bên trong tập đoàn, nên:
-
Thông tin giá cả không công khai;
-
Cơ quan thuế khó tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác để xác minh.
-
-
Động cơ tối ưu hóa dòng tiền, lợi nhuận toàn cầu: Ngoài lý do thuế, doanh nghiệp còn chuyển giá để:
-
Tối ưu hóa vốn đầu tư;
-
Tận dụng chính sách ưu đãi (thuế, đất đai, tỷ giá…);
-
Giảm rủi ro chính trị hoặc pháp lý tại nước sở tại.
-
Các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để bảo toàn số vốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất giá.
-
Sự chênh lệch về giá trị tài sản vô hình: Việc định giá thương hiệu, bản quyền, bí quyết công nghệ rất khó và mang tính chủ quan. Các tập đoàn có thể lợi dụng điều này để "thổi giá" hoặc "giảm giá" các giao dịch liên kết mà cơ quan thuế khó phản biện.
Các hình thức chuyển giá phổ biến hiện nay
Hiện tượng chuyển giá có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi, chủ yếu thông qua các giao dịch nội bộ giữa các bên liên kết trong tập đoàn. Một số hình thức chuyển giá phổ biến hiện nay gồm:
Chuyển giá thông qua hình thức tăng giá trị tài sản góp vốn
Chuyển giá thông qua hình thức tăng giá trị tài sản góp vốn là việc thổi phồng giá trị tài sản góp vốn (như máy móc, thương hiệu, công nghệ…). Khi chuyển giao tài sản, máy móc thiết bị sang công ty con, công ty mẹ có thể đẩy giá trị tài sản lên cao hơn nhiều so với giá trị thực tế nhằm tăng chi phí cho bên nhận góp, giảm lợi nhuận chịu thuế, và chuyển lợi nhuận ra khỏi quốc gia có thuế suất cao, thường với mục đích tránh thuế hoặc rút lợi nhuận ngầm.
Đây là hình thức thường được sử dụng vì: Khó kiểm soát và định giá chính xác tài sản góp vốn, đặc biệt là máy móc đã qua sử dụng, phần mềm, công nghệ, thương hiệu, bản quyền,...
Ví dụ: Công ty A (ở nước ngoài) góp vốn vào công ty B (ở Việt Nam) bằng một dây chuyền máy móc đã qua sử dụng.
-
Giá thị trường thực tế: 3 tỷ đồng
-
Nhưng được định giá để góp vốn là: 10 tỷ đồng
Khi đó: Công ty B phải ghi nhận tài sản 10 tỷ, và trích khấu hao theo giá này, từ đó làm tăng chi phí của công ty B, lợi nhuận của công ty B bị giảm, dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty B phải nộp thấp hơn.
Trong khi đó, bên A đã rút ra được 7 tỷ đồng "lợi nhuận ảo" thông qua việc nâng giá tài sản.
Chuyển giá thông qua hình thức nâng khống giá trị tài sản vô hình
Theo khoản 1 Điều 3 và Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình được ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC ngày 16/05/2024, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt. Tài sản vô hình gồm:
-
Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
-
Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản;
-
Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu
-
Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 1 của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình được ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC.
Chuyển giá thông qua hình thức nâng khống giá trị tài sản vô hình hành vi định giá cao bất hợp lý các tài sản vô hình (như thương hiệu, phần mềm, quyền sở hữu trí tuệ...) trong giao dịch giữa các bên liên kết, nhằm tăng chi phí khấu trừ, giảm lợi nhuận chịu thuế, và chuyển lợi nhuận ra quốc gia có thuế suất thấp. Hình thức này tương tự như Chuyển giá thông qua hình thức tăng giá trị tài sản góp vốn, chỉ khác ở loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tuy nhiên, hình thức nâng khống giá trị tài sản vô hình thường được sử dụng nhiều hơn vì rất khó xác minh giá trị thật của tài sản vô hình.
Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm
Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm là việc các doanh nghiệp có quan hệ liên kết (thường là công ty mẹ – công ty con trong cùng tập đoàn đa quốc gia) thực hiện các giao dịch mua - bán hàng hóa (nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) với mức giá không phù hợp với giá thị trường, nhằm chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp, nơi có chính sách thuế ưu đãi, cụ thể:
-
Bán ra với giá thấp cho bên liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp (giảm doanh thu ở nước có thuế cao);
Ví dụ: Công ty A bán hàng cho Công ty C, giá thị trường là 100 triệu, mức thuế suất TNDN tại quốc gia của công ty A là 20%. Nếu công ty A bán đúng giá thị trường cho công ty C thì công ty A phải nộp thuế TNDN là 20 triệu.
Nhưng để giảm tiền thuế, Công ty A bán vòng qua Công ty B (là công ty con ở nước có thuế thấp hơn - chỉ 10%) với giá rẻ chỉ 20 triệu.
Sau đó, công ty B bán lại cho công ty C với giá đúng 100 triệu.
Như vậy,
-
Công ty A chỉ nộp 4 triệu thuế.
-
Công ty B nộp 10 triệu thuế.
Tổng cộng chỉ nộp 14 triệu, thay vì 20 triệu nếu công ty A bán trực tiếp, đúng giá thị trường cho công ty C.
-
Mua vào với giá cao từ bên liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp (tăng chi phí ở nước có thuế cao).
Ví dụ: Công ty A (tại nước có thuế TNDN cao) nhập nguyên liệu từ công ty B (công ty mẹ tại nước có thuế TNDN thấp) với giá 100 triệu trong khi giá thị trường chỉ 20 triệu.
Như vậy, chi phí đầu vào của công ty A cao nên lợi nhuận thấp, dẫn đến đóng thuế thấp và công ty B cũng đóng thuế thấp hơn so với việc công ty A mua đúng giá thị trường.
Chuyển giá thông qua hình thức tăng các chi phí quảng cáo
Đây là hình thức doanh nghiệp thổi phồng hoặc tạo ra chi phí quảng cáo bất hợp lý, thông qua các giao dịch với doanh nghiệp liên kết, nhằm tăng chi phí được khấu trừ, giảm lợi nhuận chịu thuế, từ đó giảm số thuế phải nộp tại quốc gia có thuế suất cao. Có thể hiểu như sau:
Doanh nghiệp tại quốc gia có mức thuế TNDN cao sử dụng dịch vụ quảng cáo hoặc tiếp thị từ công ty liên kết (thường là công ty mẹ, công ty trong tập đoàn). Chi phí quảng cáo được ghi nhận rất cao (cao hơn giá trị thực tế hoặc cao hơn mức thông thường). Trong một số trường hợp, dịch vụ quảng cáo chỉ mang tính hình thức, không có giá trị thực.
Các khoản chi này được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp tại quốc gia có mức thuế TNDN cao để làm giảm lợi nhuận chịu thuế tại nước sở tại.
Chuyển giá thông qua hoạt động vay và cho vay
Đây là hình thức mà các bên liên kết trong cùng tập đoàn thực hiện hoạt động vay - cho vay vốn, nhưng lãi suất áp dụng không theo nguyên tắc thị trường mà áp dụng lãi quá cao hoặc quá thấp, nhằm thao túng lợi nhuận chịu thuế và chuyển lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp.
Các công ty trong cùng một tập đoàn vay hoặc cho vay lẫn nhau. Họ điều chỉnh lãi suất vay, cụ thể:
-
Tăng chi phí lãi vay ở quốc gia có thuế cao → giảm lợi nhuận → giảm thuế.
-
Tăng thu nhập từ lãi ở quốc gia có thuế thấp → chuyển lợi nhuận về nơi có lợi hơn về thuế.
Các quy định pháp luật về hoạt động chuyển giá ở Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019, hoạt động chuyển giá là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế. Nghiêm cấm thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
Hoạt động chuyển giá diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có mối liên kết với nhau. Ngày 05/11/2020, Chính phủ ký ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Đây là cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác đấu tranh chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách.
Dấu hiệu nhận biết hành vi chuyển giá
-
Giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết với mức giá chênh lệch lớn so với giá thị trường
Hàng hóa, dịch vụ, tài sản… được mua bán với giá cao bất thường hoặc thấp bất thường so với giá thị trường.
-
Tỷ suất lợi nhuận bất hợp lý trong nhiều năm
Công ty thường xuyên báo lỗ hoặc lợi nhuận rất thấp dù có doanh thu ổn định hoặc tăng trong khi các công ty cùng ngành, cùng quy mô lại có tỷ suất lợi nhuận bình thường.
-
Tỷ lệ giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn
Giao dịch với bên liên kết chiếm phần lớn tổng doanh thu hoặc chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt là các chi phí khó kiểm soát như: chi phí bản quyền, lãi vay, dịch vụ quản lý, tư vấn nội bộ...
-
Chi phí bất thường và tăng cao không tương xứng
Chi phí quản lý, quảng cáo, dịch vụ tư vấn, phí bản quyền… tăng đột biến hoặc duy trì ở mức cao mà không rõ căn cứ hợp lý. Đây là các chi phí dễ bị thao túng để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
-
Báo cáo giao dịch liên kết không đầy đủ hoặc không minh bạch
Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không chính xác các bên liên kết, giao dịch liên kết, chậm nộp hoặc không nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
-
Hành vi lợi dụng vay vốn nội bộ để chuyển lợi nhuận
Công ty liên kết cho vay với lãi suất cao bất thường hoặc vượt hạn mức được khấu trừ chi phí lãi vay. Từ đó làm tăng chi phí tài chính và giảm thu nhập chịu thuế.
Hành vi lợi dụng vay vốn nội bộ để chuyển lợi nhuận là một trong các dấu hiệu của hành vi chuyển giá
Rủi ro pháp lý khi thực hiện hành vi chuyển giá
Các rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp có thể phải đối mặt nếu thực hiện hành vi chuyển giá gồm:
-
Bị truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính
Cơ quan thuế có quyền xác định lại thu nhập chịu thuế nếu xác định doanh nghiệp có thực hiện hành vi chuyển giá. Doanh nghiệp sẽ bị truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp đã kê khai thiếu. Đồng thời, doanh nghiệp còn bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền tùy theo mức độ, số tiền thuế mà doanh nghiệp đã nộp thiếu, tiền chậm nộp tính theo ngày, lãi suất theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019, hoạt động chuyển giá, thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế.
Theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều 13 và điểm d, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, các mức phạt đối với các vi phạm liên quan đến Hồ sơ giao dịch liên kết như sau:
-
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Hơn thế nữa, người nộp thuế còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
-
Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước; và
-
Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có)
-
Bị thanh tra, kiểm tra thường xuyên
Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá thường bị xếp vào nhóm có rủi ro cao, dẫn đến:
-
Bị kiểm tra hồ sơ giao dịch liên kết;
-
Bị thanh tra thuế định kỳ hoặc đột xuất;
-
Gây ảnh hưởng uy tín, tốn thời gian, chi phí và nguồn lực nội bộ.
-
Nguy cơ bị điều tra hình sự trong trường hợp nghiêm trọng
Nếu hành vi chuyển giá có dấu hiệu trốn thuế với số tiền lớn, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người đại diện theo pháp luật có thể bị khởi tố hình sự về tội trốn thuế Hình phạt có thể bao gồm: phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, hoặc phạt tù tùy mức độ vi phạm.
-
Gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và cơ hội đầu tư
Việc bị phát hiện chuyển giá có thể khiến doanh nghiệp mất uy tín với đối tác, nhà đầu tư và cơ quan quản lý khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận các ưu đãi về thuế hoặc chương trình hỗ trợ của Nhà nước trong tương lai.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài (16.07.2025)
Từ ngày 1/7/2025: Cá nhân bán hàng online sẽ bị khấu trừ thuế trực tiếp – Cần chuẩn bị những gì? (11.07.2025)
4 lưu ý quan trọng khi tổ chức thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (10.07.2025)
Hộ kinh doanh, cá nhân bán hàng online lưu ý ngay những điều này khi kê khai nộp thuế? (09.07.2025)
Vì sao hồ sơ thành lập doanh nghiệp thường bị từ chối? 7 lỗi pháp lý bạn nên tránh (03.07.2025)
Hướng dẫn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới nhất 2025 (01.07.2025)
TP.HCM tăng cường kiểm tra hộ kinh doanh chỉ nhận tiền mặt - Cảnh báo nguy cơ trốn thuế (30.06.2025)
Tổng hợp 5 loại tranh chấp hợp đồng logistic phổ biến (23.06.2025)