Khi chủ hụi bỏ trốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, người chơi hụi có được khởi kiện không luôn là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc xem những thông tin sau:
Hụi là gì?
Căn cứ theo Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau:
"Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.”
Họ hụi biêu phường thực chất chỉ là một hoạt động góp vốn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn, buôn bán. Tùy vào từng vùng miền sẽ có những cách gọi khác nhau như là họ, hụi, biêu, phường.
Hụi là một hoạt động góp vốn giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm ăn, buôn bán
Ví dụ: Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (chủ hụi) và mời các thành viên khác cùng chơi (con hụi). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…
Một dây hụi mười người, mỗi tháng 2.000.000 đồng, mở hụi vào ngày 15 hàng tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất, bà A bỏ hụi cao nhất là 100.000 đồng nên A là người “hốt hụi”. Trường hợp này, bà lỗ 900.000 (chia cho 9 người con lại mỗi người 100.000 đồng) vì vậy số tiền bà sẽ nhận được là: (20.000.000 - 900.000 = 19.100.000). Còn 9 người khác chỉ đóng 1.900.000 đồng và chủ hụi sẽ thu sau đó giao tiền cho A. Ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.
Qua kỳ hụi thứ hai, bà A phải đóng đủ 2.000.000 và trong khi các con hụi khác được tiếp tục hưởng tiền lời (2.000.000 - số tiền bỏ hốt của người hốt kỳ thứ 2) Có thể thấy rằng, hụi là một hình thức “chia sẻ” kinh tế nhàn rỗi, tương thân hỗ trợ theo vòng lặp.
Xem thêm: Chơi hụi là gì? Các quy định của pháp luật về chơi hụi, họ, phường
Pháp luật Việt Nam quy định chơi hụi như thế nào?
Về nguyên tắc tổ chức họ, hụi được quy định tại Điều 3 nghị định Số 19/2019/NĐ-CP như sau:
“Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.”
Như vậy, hoạt động chơi hụi bản thân nó không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp chủ hụi giật tiền và bỏ trốn bị xử lý như thế nào?
Nghĩa vụ của chủ họ
Theo những quy định trên thì họ, hụi, biêu phường là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán nên đây cũng được xem là một hợp đồng cho vay tài sản.
Dựa theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ - CP quy định về hụi, họ, biêu phường thì chủ họ có nghĩa vụ:
“Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ”.
Vì vậy căn cứ theo quy định trên thì chủ họ có nghĩa vụ phải thu tiền của tất cả người chơi hụi và giao cho thành viên hốt hụi kỳ đó.
Quy định về giải quyết tranh chấp
Tại Điều 25 Nghị định 19/2019/ NĐ - CP có quy định về việc giải quyết tranh chấp:
“Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật”.
Nếu chủ hụi thu tiền nhưng không giao tiền cho những thành viên lĩnh hụi mà giật luôn số tiền này thì các bên có thể thỏa thuận để yêu cầu chủ hụi trả lại tiền.
Trường hợp chủ hụi đổ nợ, giật tiền và bỏ trốn thì được xem đây là dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sư.
Trường hợp chủ hụi bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
-
Người nào có hành vi nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
-
Trong trường hợp tài sản mà chủ hụi nhận của người khác có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó thì có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.
-
Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Nếu chủ hụi giật tiền trên 500 triệu đồng và bỏ trốn có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm
Ngoài ra, Chủ hụi giật nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS hiện hành. Cụ thể là:
-
Chủ hụi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
-
Trường hợp chủ hụi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
-
Trường hợp chủ hụi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm.
-
Trường hợp chủ hụi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Như vậy, tùy vào số tiền mà chủ hụi giật và hành vi của chiếm đoạt tài sản mà thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết chủ hụi có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn có thể trình báo với cơ quan công an nơi người chủ hụi cư trú cuối cùng để được xác minh, giải quyết theo thẩm quyền.
Hi vọng, câu trả lời của Công ty Luật LHLegal - Luật sư giỏi về hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html
Thủ tục khởi kiện chủ hụi giật tiền, bỏ trốn
Sau khi thương lượng, hòa giải không thành người chơi hụi có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại tiền do bị chủ hụi giật theo trình tự sau:
Bước 1: Người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án.
Bước 2: Tòa án có trách nhiệm cấp ngay cho người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ĐƠN KHỞI KIỆN; Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày được phân công; Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời; nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 5 ngày, thẩm phán sẽ xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý không
Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
Trên đây là thủ tục khởi kiện mà LHLegal - Luật sư bào chữa giỏi tại Sài gòn gửi đến bạn đọc. Chúng tội mong câu trả lời sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo giật hụi mới nhất năm 2023
Trường hợp thành viên đã hốt hụi nhưng không thực hiện nghĩa vụ đóng hụi thì bị xử phạt không?
Theo Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ - CP quy định về nghĩa vụ của thành viên. Theo đó, thành viên có nghĩa vụ góp họ (hụi) theo thỏa thuận.
Việc thành viên và chủ hụi cùng tham gia chơi hụi là một thỏa thuận dân sự (vay mượn tiền có lãi giữa những người chơi với chủ hụi), là sự thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện giữa các bên. Như vậy, khi đến hạn thanh toán, bạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cụ thể, tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Bên vay tài sản trả đủ tiền khi đến hạn. Nếu thành viên chơi hụi có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả, bỏ trốn, cố ý không trả nợ, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ thì thành viên chơi hụi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, nếu thành viên chơi hụi hoàn toàn không có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, có thiện chí thỏa thuận với chủ hụi thì vẫn chỉ là giao dịch dân sự. Chủ hụi có thể kiện bạn ra tòa để đòi tài sản theo thủ tục dân sự, nếu bạn có tài sản mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Chủ hụi có thể kiện thành viên chơi hụi ra tòa nếu không đóng hụi sau khi đã hốt hụi
Trên đây những giải đáp mà công ty Luật LHLegal - Luật chuyên hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến bạn đọc.Hi vọng câu trả lời giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900 2929 01.
Liên hệ dịch vụ luật sư - Công ty Luật TNHH LHLegal
Trong những vụ án hình sự thì Luật sư luôn là chỗ dựa tinh thần, chỗ dựa pháp lý cho bị can bị cáo. Theo đó, pháp luật hiện hành cho phép Luật sư được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Chính vì vậy, kịp thời yêu cầu Luật sư là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
Công ty Luật TNHH LHLegal với đội ngũ Luật sư giỏi về hình sự có trình độ chuyên môn cao, hiểu rõ lý luận pháp luật, cập nhật thường xuyên những thay đổi của pháp luật và am hiểu cơ chế hoạt động điều tra luôn luôn sẵn sàng trong tư thế hỗ trợ khách hàng. Vì vậy, bất cứ lúc nào cần tư vấn về pháp luật hình sự hãy gọi cho chúng tôi 1900 2929 01.
Công ty LHLegal- Luật sư bào chữa giỏi tại sài gòn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, dịch vụ Luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa các vụ án hình sự. Chúng tôi luôn hoạt động với châm ngôn “Công bằng - chính trực - trách nhiệm - tận tâm” và cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách triệt để.
Dịch vụ tư vấn
Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự trong vụ án hình sự..
Tư vấn về thời hiệu, thời hạn giải quyết vụ án hình sự; Các bước tố tụng trong vụ án hình sự đối với bị can, bị hại…
Tư vấn, phân tích dấu hiệu tội phạm; Định tội danh và khung hình phạt; Mức bồi thường thiệt hại; Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; Án treo; Cải tạo không giam giữ; Miễn trách nhiệm hình sự…
Tư vấn soạn thảo Đơn tố giác tội phạm; Đơn kiến nghị; Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại…
Tư vấn soạn thảo Đơn kháng cáo, Đơn đề nghị giám đốc thẩm…
Tư vấn các phương án thỏa thuận, bồi thường thiệt hại.
Dịch vụ luật sư bào chữa/bảo vệ đương sự trong vụ án hình sự
Đại diện đương sự làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình tố tụng.
Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn điều tra tại Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp.
Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp.
Đại diện đương sự đàm phán thỏa thuận bồi thường thiệt hại, bãi nại.
Bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự tại phiên họp Giám đốc thẩm, Tái thẩm.
Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn thi hành án.
Luật sư LHLegal - Luật sư giỏi hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều năm kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý, tranh tụng, bào chữa, biện hộ tại tòa án cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đưa ra những cách xử lý triệt để nhất nhằm giảm nhẹ hình phạt. Với những luật sư bào chữa hay và trách nhiệm LHLegal LUÔN LUÔN LẮNG NGHE KHÁCH HÀNG. Từ đó, vận dụng những thế mạnh của mình để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chất lượng và hợp lý nhất.
Vì vậy nếu khách hàng đang có bất cứ thắc mắc về pháp luật hình sự hãy nhanh tay liên hệ với LHLegal qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)