>>> Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không?
>>> Người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không?
Thêm cơ hội mua đất cho Việt kiều từ 01/8/2024?
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QH15, quyền mua đất của Việt Kiều vẫn chỉ hạn chế đối với “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Còn “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam” hoàn toàn có thể được nhận quyền sử dụng đất, được trực tiếp tham gia giao dịch bất động sản trong nước từ 1.1.2025 mà không cần phải nhờ người thân trong nước đứng tên thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 đối tượng:
-
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài: Đây là những cá nhân vẫn còn quốc tịch Việt Nam và hiện đang cư trú ở nước ngoài.
-
Người gốc Việt Nam sinh sống, cư trú ở nước ngoài: Đây là những cá nhân có gốc Việt Nam nhưng hiện tại đã thôi quốc tịch và cư trú, làm việc tại nước ngoài.
Hiện nay, các quy định về luật đất đai đều sử dụng chung cụm từ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Theo đó, cả 2 đối tượng “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” bao gồm công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người gốc Việt Nam sinh sống, cư trú ở nước ngoài chỉ được:
-
Mua quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư, phát triển nhà ở.
-
Mua quyền sử dụng đất dân nhưng phải có nhà ở gắn liền với đất (nếu chỉ có đất thì sẽ không được mua).
Tuy nhiên mới đây, Luật Đất đai 2024 sửa đổi đã quy định mở rộng quyền mua đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ về quyền sử dụng đất giống như cá nhân trong nước.
Theo đó, các cá nhân hoàn toàn có thể được trực tiếp tham gia mua bán bất động sản mà không bị giới hạn về quyền thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
Việt kiều có thể trực tiếp tham gia mua bán BĐS mà không bị giới hạn về quyền chuyển nhượng
Bên cạnh quyền mua đất, người gốc Việt định cư ở nước ngoài cũng sẽ được quyền thuê mua nhà ở và nhận quyền sử dụng đất thông qua các dự án phát triển nhà ở. Luật Đất đai 2024 cũng cho phép được quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất khác theo quy định.
Hiện tại, Luật Đất đai 2024 vẫn giữ nguyên quy định liên quan đến tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, và khu công nghệ cao (Khoản c Điều 28 Luật Đất đai 2024).
Khoản d Điều 28 Luật Đất đai 2024 cũng quy định người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê đất.
Điều kiện nào để người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà đất tại Việt Nam?
Khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định, người Việt Nam định cư nước ngoài phải thuộc diện được phép nhập cảnh vào Việt Nam mới được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định, người Việt Nam định cư nước ngoài sẽ cần chuẩn bị:
-
Hộ chiếu Việt Nam: Còn thời hạn, có giá trị, được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
-
Hộ chiếu nước ngoài: Còn thời hạn, có giá trị, được đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam kèm theo các giấy tờ khác để chứng minh được quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận được là người gốc Việt.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia giao dịch và được công nhận quyền sở hữu nhà đất tại Việt Nam thì cần phải:
(1) Chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
-
Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam
-
Phải có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
-
Phải có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.
(2) Chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
-
Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam: Phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị, có dấu nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm tạo lập nhà ở.
-
Trường hợp là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: Phải có hộ chiếu còn giá trị, có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc phải chuẩn bị giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh vào Việt Nam ngay tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở.
Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện mua bán nhà ở tại Việt Nam thì Việt kiều sẽ được mua nhà ở và được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi mua bán nhà ở tại Việt Nam.
Việt kiều sẽ được mua nhà ở nếu đáp ứng đủ điều kiện mua bán nhà ở tại Việt Nam
Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới số điện thoại luật sư đất đai LHLegal để được giải đáp cũng như tư vấn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tóm tắt và bình luận Bản án số 233/2023/DS-PT về tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (26.12.2024)
Thủ tục sang tên sổ đỏ cho vợ sau ly hôn (25.12.2024)
11 trường hợp áp dụng bảng giá đất mới ban hành (20.12.2024)
2 việc cần làm khi mua phải đất quy hoạch, có tranh chấp (20.12.2024)
Góc nhìn pháp về vụ đấu giá đất ở Sóc Sơn đến các quy định pháp luật về đấu giá tài sản (18.12.2024)
Chủ đầu tư không được phân lô bán nền nếu không đáp ứng 08 điều kiện sau (10.12.2024)
Sở Tư pháp yêu cầu luật sư chấm dứt làm chứng mua bán nhà đất (05.12.2024)
Tự ý sang tên sổ đỏ khi không đủ điều kiện bị xử phạt ra sao? (04.12.2024)