Tẩu tán tài sản là gì?
Việc tẩu tán tài sản của bị đơn thường sẽ làm cho bên thắng kiện “đau đầu" vì có thắng cũng chẳng đòi được quyền lợi gì ngoài bản án của tòa. Theo quy định hiện hành thì chưa có khái niệm nào quy định tẩu tán tài sản là gì.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu đây là việc một bên đương sự (thường là bên bị kiện) thực hiện việc chuyển dịch quyền tài sản cho bên thứ ba thông qua giao dịch dân sự như: mua bán, chuyển nhượng, tặng cho… nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ về tài sản (thường là với bên khởi kiện).
Đây là hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích chính đáng của những đương sự khác. Bởi lẽ, kể cả trong trường hợp một bên thắng kiện thì bên kia cũng không còn tài sản để thi hành án, vì lúc này tài sản đã thuộc về một người khác..
Vậy nên làm gì để ngăn chặn hành vi này?
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 và Điều 114 BLTTDS 2015, ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào, đương sự đều có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một trong những “biện pháp khẩn cấp tạm thời” để ngăn ngừa đối phương tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Đương nhiên là Tòa án cũng có quyền tự mình ra yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời khi cần thiết và một số trường hợp đó được quy định rõ ràng trong BLTTDS. Tuy nhiên đương sự có quyền yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
Theo đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
- Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thẩm quyền áp dụng những biện pháp trên được thực hiện theo quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng dân sự, cụ thể:
- Trước khi mở phiên tòa sẽ do thẩm phán phụ trách vụ án xem xét.
- Còn ngay tại phiên tòa thì được quyết định bởi Hội đồng xét xử.
Lưu ý, nếu vì tình thế cấp bách mà cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì được quyền đề nghị áp dụng đồng thời với thời điểm nộp đơn khởi kiện mà chưa cần phải thụ lý.
Thủ tục để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Để có thể áp dụng BPKCTT, người khởi kiện, đương sự phải nộp cho Tòa án một đơn yêu cầu đảm bảo những nội dung sau đây:
- Thời điểm làm đơn;
- Tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của người yêu cầu áp dụng và người bị yêu cầu áp dụng;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn;
- Biện pháp cần được áp dụng là gì và các yêu cầu cụ thể kèm theo.
Ngoài ra, còn cần chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải sử dụng biện pháp đó. Đơn cử như muốn cấm đối phương bán căn nhà đang tranh chấp, thì tối thiểu phải có bản sao hợp đồng bán nhà hoặc công văn phản hồi của văn phòng đăng ký đất đai về việc có chấp thuận ngừng giao dịch với căn nhà đó hay không.
Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì biện pháp ngăn chặn được áp dụng như sau:
Đối với trường hợp nộp đơn trước khi mở phiên tòa
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
(2) Nếu xét thấy thấy tài liệu, chứng cứ đã đầy đủ và việc áp dụng BPKCTT là thì Thẩm phán buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Nếu yêu cầu được đưa ra cùng lúc với việc nộp đơn khởi kiện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong vòng 48h kể từ khi nộp đơn.
(3) Ngay sau khi xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT.
Đối với trường hợp nộp đơn sau khi mở phiên tòa
Nếu nhận được đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận và giải quyết theo một trong các phương án sau:
Thứ nhất, nếu có đủ căn cứ thì HĐXX ra quyết định áp dụng ngay sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
Thứ hai, nếu tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ thì HĐXX tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn 02 ngày làm việc và đề nghị người yêu cầu cung cấp bổ sung chứng cứ.
Thứ ba, nếu không chấp nhận thì HĐXX phải thông báo ngay cho người yêu cầu tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn
BLTTDS 2015 nêu rõ, người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu áp dụng sai mà dẫn đến gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba.
Vì vậy, nhằm đề phòng tổn thất có thể xảy ra, theo quy định tại Điều 136 Bộ luật này và Điều 13 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, trước khi áp dụng BPKCTT, người yêu cầu Tòa án phải nộp cho Tòa án một trong hai thứ sau:
Một là, chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Hai là, giấy tờ thể hiện đã gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT.
Giá trị khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Thẩm phán hoặc HĐXX ấn định, trên cơ sở dự kiến và tạm tính có tính chất tương đối thiệt hại thực tế có thể xảy ra khi áp dụng BPKCTT.
Con số đó không được thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị ngăn chặn tẩu tán, trừ khi chứng minh được tổn thất hoặc thiệt hại thấp hơn 20%.
Trên đây là nội dung hướng dẫn cách áp dụng BPKCTT để ngăn ngừa hành vi tẩu tán tài sản mà LHLegal cung cấp đến mọi người.
Tìm luật sư giỏi tư vấn Dân sự ở TP.HCM
Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực Dân sự như giải quyết tranh chấp tài sản trong hợp đồng vay, giải quyết tranh chấp tài sản về thừa kế, …
Với đội ngũ luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải về Dân sự. Khách hàng nếu có nhu cầu liên quan đến các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực Dân sự, hãy gọi ngay đến Hotline: 1900 2929 01 hoặc để lại thông tin qua email: Hoa.le@luatsulh.com; LHLegal.Mar@luatsulh.com
Với đội ngũ Luật sư giỏi Dân sự uy tín, chất lượng có kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, chúng tôi tự hào và cam kết sẽ bảo đảm quyền và lợi ích của khách hàng cũng như đề ra hướng giải quyết hiệu quả đối với vấn đề mà bạn đang gặp phải trong Dân sự. Nếu bạn có nhu cầu liên quan đến lĩnh vực Dân sự hãy đến với Luật sư giỏi Dân sự để được tư vấn và được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Hợp đồng theo mẫu và các quy định pháp luật liên quan (21.04.2023)
Quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (14.04.2023)
Vì sao phải có chó nghiệp vụ khi đi khám xét? Chó nghiệp vụ có vai trò gì? (14.04.2023)
Hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật (13.04.2023)
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nếu tư vấn viên gây nhầm lẫn cho khách hàng (12.04.2023)
Tòa án có được giải quyết nhiều yêu cầu trong cùng một vụ án dân sự không? (11.01.2023)
Người trên 60 tuổi có được miễn nộp tiền án phí, lệ phí của Tòa án không? (11.01.2023)
ÁN LỆ LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ÁN LỆ (08.11.2022)