>>> Những điều cần biết về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
>>> Quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
Bồi thường thiệt hại là gì?
Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Dưới góc độ pháp lý, “bồi thường thiệt hại” được hiểu là trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại có hai dạng: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ như sau:
“Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Trên cơ sở Điều 360 và khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
-
Có hành vi gây thiệt hại: Hành vi này có được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động dẫn đến gây thiệt hại cho người khác.
-
Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi và ngược lại hành vi là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Cách xác định giá trị thiệt hại khi yêu cầu bồi thường thiệt hại?
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 361 và Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
“Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Theo đó, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được yêu cầu bồi thường bao gồm:
-
Thiệt hại về vật chất: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại này phải là những tổn thất thực tế, xác định được, đo lường được.
-
Thiệt hại về tinh thần: tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Thiệt hại về vật chất là những tổn thất thực tế, xác định được, đo lường được
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thiệt hại được yêu cầu bồi thường bao gồm các loại thiệt hại sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: theo Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ bao gồm:
-
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
-
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
-
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
-
Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, Điều 6 Nghị định số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về cách xác định giá trị thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: theo Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
-
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
-
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
-
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
-
Bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, Điều 7 Nghị định số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về cách xác định giá trị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: theo Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
-
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
-
Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
-
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
-
Bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, Điều 8 Nghị định số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về cách xác định giá trị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
-
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
-
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
-
Bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, Điều 9 Nghị định số 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể về cách xác định giá trị thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó không có quan hệ hợp đồng hoặc nếu có quan hệ hợp đồng thì hành vi gây thiệt hại không xuất phát từ việc thực hiện hợp đồng.
Về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm:
-
Có hành vi xâm phạm: Hành vi được xem là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là khi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại.
-
Có thiệt hại xảy ra:
-
Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
-
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
-
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
-
Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Nếu như có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Nghị quyết 68: Bệ phóng cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp (07.05.2025)
Ai bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp? Cập nhật quy định mới nhất! (06.05.2025)
Cấm vận thương mại là gì? Điều kiện miễn thuế nhập khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan (06.05.2025)
Phân tích toàn văn Nghị quyết 68: Giảm thiểu “Xin - Cho” - Mở lối tự do kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp tư nhân (06.05.2025)
Hướng dẫn thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH 1 thành viên (06.05.2025)
Không góp đủ vốn điều lệ đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền? Hướng dẫn xử lý theo quy định mới (06.05.2025)
Yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng: Các điều khoản nào không được quy định? (06.05.2025)
Kinh doanh bất động sản có bắt buộc công khai thông tin về bất động sản không? (06.05.2025)