Cá độ bóng đá hiện là hiện tượng xảy ra rất phổ biến hiện nay và đây cũng là vấn đề gây nhức nhối và đáng bị lên án trong xã hội. Vì hành vi cá độ bóng đá dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến những người tham gia, gia đình, người thân và cả xã hội.
Cá độ bóng đá là gì?
Thực tế cá độ bóng đá là hoạt động không được nhà nước cho phép và đây được xem là tệ nạn xã hội. Theo đó cá độ bóng đá được hiểu đơn giản là dùng tiền hoặc tài sản để đánh cuộc về việc phỏng đoán kết quả của một trận thi đấu bóng đá sắp hoặc đang diễn ra nhưng chưa có kết quả chung cuộc.
Cá độ bóng đá có phải hành vi đánh bạc không?
Cá độ bóng đá được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức:
-
Trực tiếp thỏa thuận đặt cược không thông qua tổ chức mà ăn thua bằng tiền giữa những người cùng xem trực tiếp trận bóng.
-
Mở tài khoản trên các trang mạng cá cược internet.
-
Tham gia cá cược bằng tiền thông qua người môi giới.
Tại Điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự về Tội đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ đua ngựa, cá độ bóng đá,... thì một lần chơi số đề, đưa ngựa, cá độ bóng đá,... được hiểu là tham gia cá độ trong một trận bóng đá, một lô đề, một kỳ đua ngựa,... trong đó người chơi có thể chơi nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng giá trị hiện vật, số tiền dùng để chơi trong các đợt đó. Vì vậy hành vi cá độ bóng đá cũng là hành vi đánh bạc và có chế tài xử phạt.
Việt Nam có cho phép cá độ bóng đá hay không?
Trước đây, tại Nghị định Nghị định 06/2017/NĐ-CP có quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Nghị định quy rõ đối tượng, quy định đặt cược, mức đặt cược, nơi được phép tổ chức cá độ. Tuy nhiên hiện nay thì chưa có doanh nghiệp nào đủ điều kiện để làm đầu mối thí điểm cá cược thể thao.
Vậy nên nếu đặt cược bóng đá dưới bất kỳ hình thức nào mà không đáp ứng đủ điều kiện mà Nghị định này quy định thì đều là hành vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng chất ma túy
Cá độ bóng đá bị xử lý như thế nào?
Cá độ bóng đá có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự
Cá độ bóng đá nhằm mục đích ăn, thua bằng tiền hay hiện vật là hình thức của hành vi đánh bạc trái phép. Người có hành vi cá độ bóng đá trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Mức phạt hành chính
Điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao.
Xử lý hình sự
Như đã đề cập trước đó, cá độ bóng đá thực chất là hành vi đánh bạc và người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc trái phép được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự hiện hành, cụ thể:
-
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-
Tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
-
Tiền hoặc hiện vật dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc;
-
Tiền hoặc hiện vật dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
-
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên;
-
Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
-
Tái phạm nguy hiểm.
-
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
-
Nếu cá độ có giá trị trên 50 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm
Nói cá độ bóng đá là phạm pháp vậy người thua độ không phải chung độ?
Bản chất của việc cá độ bóng đá đã là hành vi vi phạm pháp luật thế nên người vi phạm sẽ bị xử lý theo luật định từ đó mới dẫn đến mối quan hệ dân sự giữa giao dịch cá độ này không được thiết lập do đó người thua cá độ bóng đá mới không cần phải thực hiện việc trả độ cho bên thắng độ. Tuy nhiên các bên vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.
Như vậy, hành vi cá độ bóng đá từ đầu đã là sai nên nếu trả lời câu hỏi này là có được “quỵt tiền chung độ" hay không thì các hành vi này cũng vi phạm pháp luật.
Đừng biến bóng đá là công cụ để thực hiện các cuộc vui đỏ đen. Hãy để bộ môn thể thao vua này về đúng bản chất của nó là giải trí, cuồng nhiệt và nức lòng fan hâm mộ.
Trường hợp nào cá độ bóng đá được xem như là hợp pháp không?
Trường hợp cá độ bóng đá hợp pháp là tham gia cá cược bóng đá quốc tế theo quy định của Nghị định số 06/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 24/01/2017, được sửa đổi năm 2019, thí điểm cho phép đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Các điều kiện cơ bản để tham gia gồm:
-
Người tham gia phải từ 21 tuổi trở lên.
-
Tham gia cá độ ở doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế.
-
Giải đấu có trong danh sách do Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch công bố.
Tuy nhiên, theo quy định thì Chính phủ cho cho phép 1 doanh nghiệp duy nhất được phép tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Nhưng thực tế đến nay chưa có thông tin doanh nghiệp nào được cấp Giấy phép này.
Điều này có thể hiểu là cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động cá độ bóng đá đều chưa phù hợp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi chính phủ phê duyệt và hoạt động kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế được cấp phép thì hoạt động cá cược sẽ hợp pháp trong khuôn khổ mà pháp luật quy định.
Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html
Trên đây là toàn bộ tư vấn của LHLegal về nội dung “cá độ bóng đá là vi phạm pháp luật vậy người thua có cần chung độ ?” Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu cần liên hệ Luật sư giỏi hình sự tại TP.HCM, vui lòng liên hệ với chung tôi qua cách thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)