>>> Phát hiện hàng loạt thực phẩm chức năng giả bị vứt bỏ tại TP.HCM
Thực phẩm chức năng là gì? Có phải là chất thải nguy hại không?
Theo Khoản 23 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Về bản chất, thực phẩm chức năng không phải là chất thải nguy hại. Theo Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải nguy hại là chất thải có chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Do đó, chỉ khi thực phẩm chức năng hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc bị biến chất có chứa yếu tố nguy hại mới có thể được xem xét là chất thải nguy hại và cần xử lý theo quy định dành cho loại chất thải này.
Hành vi đổ bỏ thực phẩm chức năng ra môi trường có vi phạm pháp luật không?
Việc đổ bỏ thực phẩm chức năng ra môi trường trái quy định đều vi phạm pháp luật, dù đó là chất thải rắn thông thường hay chất thải nguy hại. Tùy vào tính chất của thực phẩm bị đổ bỏ, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra, người thực hiện hành vi này có thể chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự.
Trường hợp 1: Thực phẩm chức năng còn hạn sử dụng, nhưng bị đổ bỏ sai quy định
Thực phẩm chức năng chưa hư hỏng, chưa quá hạn nhưng bị loại bỏ vì lý do kinh doanh (hết thị trường tiêu thụ, thay đổi bao bì, lỗi nhỏ...) thì thường được xem là chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm: “Phân loại, lưu giữ riêng biệt và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có giấy phép xử lý chất thải rắn công nghiệp.” Việc đổ thẳng ra sông, mương, đất trống... mà không thực hiện quy trình trên là vi phạm pháp luật, bị xử phạt theo Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính Phủ.
Trường hợp 2: Thực phẩm chức năng đã hết hạn, hư hỏng – được xem là chất thải nguy hại
Như đã phân tích ở phần 1, thực phẩm chức năng hết hạn, biến chất, hư hỏng có thể chứa thành phần sinh học ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Theo Khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, loại chất thải này thuộc nhóm chất thải nguy hại, và phải xử lý theo quy trình nghiêm ngặt theo quy định tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, gồm:
-
Phân loại và xác định chất thải nguy hại;
-
Thu gom và lưu giữ tạm thời;
-
Chuyển giao cho tổ chức có giấy phép xử lý chất thải nguy hại (theo Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Việc đổ chất thải nguy hại ra môi trường không đúng quy định là hành vi nghiêm trọng, bị xử phạt theo Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính Phủ, và nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Mức xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm
Trường hợp 1: Thực phẩm chức năng còn hạn sử dụng, nhưng bị đổ bỏ sai quy định
Hành vi đổ bỏ thực phẩm chức năng còn hạn sử dụng nhưng bị đổ bỏ sai quy định là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, theo quy định tại điểm c, d khoản 2 và khoản 7 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính Phủ, hành vi này có thể bị xử phạt như sau:
-
Phạt tiền: từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng (nếu người có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền gấp đôi).
-
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Trường hợp 2: Thực phẩm chức năng đã hết hạn, hư hỏng – được xem là chất thải nguy hại
Hành vi đổ bỏ thực phẩm chức năng đã hết hạn, hư hỏng sai quy định là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải nguy hại, theo quy định tại khoản 7, 8, 9 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chính Phủ, hành vi này có thể bị xử phạt như sau:
-
Phạt tiền: từ 100.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
-
Phạt bổ sung: bị đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
-
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đổ bỏ thực phẩm chức năng đã hết hạn sai quy định là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
Trường hợp nào có thể bị xử lý hình sự? Mức hình phạt cao nhất là bao nhiêu?
Hành vi đổ bỏ thực phẩm chức năng đã hết hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng ra ngoài môi trường mà không qua xử lý theo quy định pháp luật (được xác định là chất thải nguy hại) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý với các mức hình phạt khác nhau, cụ thể như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;
đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;
b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
c) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;
đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.”
Theo quy định trên, hình phạt cao nhất đối với hành vi đổ thực phẩm chức năng là chất thải nguy hại ra ngoài môi trường như sau:
Đối với cá nhân:
-
Phạt tù: Cao nhất đến 07 năm tù.
-
Hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 200 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.
Đối với pháp nhân thương mại: Phạt tiền tối đa lên đến 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 03 năm.
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, pháp nhân có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Thực phẩm chức năng, dù không phải là thuốc, nhưng khi hết hạn hoặc hư hỏng đều cần được xử lý đúng quy trình theo quy định về bảo vệ môi trường. Việc đổ bỏ tùy tiện, đặc biệt là ra môi trường tự nhiên, không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự với mức án lên đến 7 năm tù. Các doanh nghiệp, cá nhân cần cẩn trọng trong quy trình quản lý, tiêu hủy để tránh vi phạm pháp luật.
LHLegal - với đội ngũ luật sư chuyên sâu về hình sự và môi trường, sẵn sàng đồng hành tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đảm bảo mọi hành vi xử lý hàng hóa đều đúng quy định pháp luật, phòng ngừa rủi ro pháp lý ngay từ đầu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM)
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Vụ “mẹ Bắp” sử dụng tiền từ thiện: Không bị khởi tố hình sự vì dùng đúng mục đích (25.07.2025)
Tài khoản TikTok, YouTube bị coi là phương tiện phạm tội: Cơ quan điều tra có được thu giữ, xóa tài khoản? (24.07.2025)
Sản xuất thuốc giả quy mô lớn bị xử phạt ra sao? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (24.07.2025)
Bán cổ phần khống để chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (24.07.2025)
Vụ lừa đảo ngân hàng hơn 600 tỷ đồng: Viện kiểm sát đề nghị án chung thân cho bị cáo chủ mưu đang trốn ở nước ngoài (24.07.2025)
Xuyên Việt Oil bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan do nợ thuế hơn 1.800 tỷ đồng (24.07.2025)
Rapper Bình “Gold” dương tính với ma túy, điều khiển xe Audi chặn đầu ô tô trên cao tốc: Hành vi có thể bị xử lý thế nào? (24.07.2025)
Nguyễn Công Trí - Biểu tượng thời trang đối diện án ma túy: Mức phạt nào đang chờ đợi? (23.07.2025)