>>> Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước bị xử lý ra sao?
Đặt vấn đề
Lãng phí ngân sách nhà nước là một vấn nạn nguy hiểm, tác động sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội. Khi nguồn lực bị thất thoát, quốc gia phải chịu nhiều hệ lụy: từ việc giảm đầu tư cho giáo dục, y tế đến suy giảm khả năng chi trả các chương trình an sinh. Hệ quả là niềm tin của nhân dân và nhà đầu tư bị xói mòn, môi trường đầu tư trở nên méo mó, bất công. Hơn thế, lãng phí còn tạo ra vòng luẩn quẩn: chậm phát triển kinh tế, gia tăng nợ công, và nuôi dưỡng văn hóa tham nhũng. Quan trọng hơn, điều này không chỉ là vấn đề tài chính đơn thuần, mà còn là thách thức lớn về quản trị và đạo đức, có thể kìm hãm tiềm năng phát triển của quốc gia trong dài hạn. Trước đây Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định tội danh này, tuy nhiên ứng với sự phát triển của đất nước, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức quy định “Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Vậy khi nào cấu thành Tội phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Người vi phạm tội này phải gánh chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Để làm rõ tội danh này, cần phải xem xét từ cơ sở pháp lý và khái niệm tội phạm; Đến hậu quả và tác động xã hội; Một số vấn đề cần bàn luận.
Cơ sở pháp lý và khái niệm tội phạm
Cơ sở pháp lý tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), theo đó:
“1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Như vậy, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là hành vi do người được giao quản quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tuy nhiên họ đã không tuân theo những quy định về chế độ quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát, lãng phí. Hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc, nếu hậu quả chưa xảy ra thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.
Hậu quả và tác động xã hội
Hậu quả trực tiếp mà tội phạm này gây ra là thiệt hại về vật chất, gây lãng phí và thất thoát trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn lực công. Trong khi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, GDP chưa cao. Khi nguồn lực công bị xói mòn, quốc gia phải gánh chịu hệ quả kép: suy giảm đầu tư chiến lược và sụt giảm năng lực cạnh tranh. Những khoản chi thất thoát không chỉ trực tiếp rút ngắn nguồn lực cho giáo dục, y tế và an sinh xã hội, mà còn gián tiếp làm giảm khả năng kiến tạo môi trường phát triển bền vững. Hệ lụy là sự suy giảm niềm tin của nhân dân, nhà đầu tư, và dần hình thành văn hóa tham nhũng, méo mó trong quản trị công. Bản chất của vấn đề không chỉ đơn thuần là con số tài chính, mà là thách thức sống còn về quản trị quốc gia, đòi hỏi giải pháp toàn diện và quyết liệt.
Vậy mức án nào dành cho tội phạm này?
Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định 3 khung hình phạt:
-
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
-
Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, kèm theo một trong các tình tiết tăng nặng: Vì vụ lợi; Có tổ chức; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Hoặc gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
-
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm áp dụng đối với người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội có thể bị phạt tù cao nhất từ 10 - 20 năm nếu gây thất thoát, lãng phí từ 1 tỷ đồng trở lên
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html
Một số vấn đề cần bàn luận
Xoay quanh tội danh này, còn một số vấn đề cần làm rõ:
1. Để xem xét một hành vi có cấu thành tội phạm này hay không, cần làm rõ khái niệm “tài sản Nhà nước”. Vậy “tài sản Nhà nước” (tài sản công) là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020, 2022, 2023, 2024):
“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác”.
Điều 4 Luật này cũng liệt kê các loại tài sản công như:
Theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (sửa đổi tại Luật Viễn thông năm 2023), tài sản công được phân loại như sau: Hạ tầng giao thông; Tài sản công tại doanh nghiệp; Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
Nếu tài sản bị thất thoát, lãng phí không thuộc trường hợp trên, không phải tài sản Nhà nước (tài sản công) thì không cấu thành “Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” được quy định tại Điều 219.
2. Chủ thể được của tội danh này phải là người được giao quản quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tức là người có trách nhiệm quản lý, sử dụng trực tiếp tài sản đó, đây là một điểm quan trọng nhằm phân biệt với một số tội danh như Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hay Tội Tội cản trở giao thông đường thủy, …Cùng là một loại tài sản là tài sản công, tuy nhiên, việc định tội danh hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào việc ai là người thực hiện hành vi, có được giao quản lý tài sản Nhà nước hay không.
Hiện nay, bên cạnh vấn nạn tham nhũng, quan liêu vẫn diễn tiến từng ngày, gây ra thất thoát lớn cho nền kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, các hành vi lãng phí gây thất thoát tài sản cũng gây ra nhiều hệ luỵ to lớn. Quy định về tội phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí giúp phân hóa tội phạm chứng tỏ nỗ lực trong phòng chống lãng phí, thất thoát nguồn lực công. Việc nhận thức tội phạm này và hậu quả to lớn mà nó mang lại là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang ra sức khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của phong kiến và chiến tranh như hiện nay.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tội phạm công nghệ cao là gì? Biện pháp ngăn chặn hiệu quả năm 2025 (01.04.2025)
Tạm giữ hình sự tài xế xe khách rơi xuống vực đèo Bảo Lộc (01.04.2025)
Hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị xử lý ra sao? (01.04.2025)
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm 2025 (01.04.2025)
Trưởng phòng thuộc sở y tế Hà Nội bị bắt vì nhận hối lộ (27.03.2025)
Quá trình thi hành án thu hồi tiền lừa đảo trả lại tiền cho nạn nhân (27.03.2025)
Vụ cướp 2,2 triệu USD chấn động Tây Ninh: Bị hại có cần chứng minh nguồn gốc số tiền? Số tiền 2,2 triệu USD xử lý như thế nào? (27.03.2025)
Nữ sinh Hà Nội bị đánh hội đồng, bị bắt quỳ: Dấu hiệu tội danh của 2 nghi phạm (27.03.2025)