>>> Bảo lãnh vay vốn là gì? Quy định pháp luật và những điều cần biết
>>> Xử lý tài sản bảo đảm khi bảo lãnh vay vốn: Rủi ro và lưu ý pháp lý
Hiện nay, quy định về bảo lãnh ngân hàng theo pháp luật Việt Nam được quy định chi tiết, cụ thể trong Thông tư 61/2024/TT-NHNN.
Các đối tượng áp dụng quy định Thông tư 61/2024/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, các đối tượng được áp dụng quy định của Thông tư 61/2024/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng gồm:
-
Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính tổng hợp;
-
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
-
Cá nhân và tổ chức có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm cá nhân và tổ chức là người cư trú và người không cư trú.
Phạm vi bảo lãnh
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 61/2024/TT-NHNN cho phép bên bảo lãnh có thể bảo lãnh một phần hoặc bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Yêu cầu đối với khách hàng để được bảo lãnh
Để được ngân hàng bảo lãnh, khách hàng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 11 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, bao gồm:
-
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
-
Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp;
-
Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đối với nghĩa vụ thanh toán trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành với mục đích: cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác và tăng quy mô vốn hoạt động thì không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh.
Bảo lãnh cho khách hàng là người không cư trú
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, hoạt động bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú được quy định như sau:
-
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
-
Khách hàng là tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
-
Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
-
Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
-
-
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú, trừ trường hợp bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
-
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
-
Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
-
Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
-
-
Ngoài các quy định trên, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư 61/2024/TT-NHNN.
Bảo lãnh cho khách hàng là người không cư trú được quy định tại Thông tư 61/2024/TT-NHNN
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng
Theo Điều 14 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng gồm các tài liệu sau:
(1) Đề nghị bảo lãnh;
(2) Tài liệu về khách hàng;
Gồm
-
Thông tin về người có liên quan với khách hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng nếu tổng mức dư nợ cấp tín dụng của khách hàng đó tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả số tiền đang đề nghị cấp bảo lãnh) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối ngày làm việc gần nhất thời điểm khách hàng đề nghị cấp bảo lãnh, trừ trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
-
Người có liên quan là cá nhân, cần có các thông tin sau: họ và tên, số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng;
-
Người có liên quan là tổ chức, cần có các thông tin sau: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.
-
-
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn tự có âm, tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
-
Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
-
Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
-
Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Ngoài các tài liệu trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thẩm định, xem xét cấp bảo lãnh dựa trên tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, từng phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh.
Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng
Quyền của các bên
Bên bảo lãnh
Căn cứ Điều 27 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, bên bảo lãnh có quyền:
-
Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh;
-
Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh;
-
Yêu cầu khách hàng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);
-
Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần);
-
Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh;
-
Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt;
-
Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo;
-
Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết
-
Hạch toán ghi nợ bắt buộc đối với khách hàng số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết;
-
Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh;
-
Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
-
Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
-
Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên xác nhận bảo lãnh
Theo Điều 29 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, bên xác nhận bảo lãnh có các quyền:
-
Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh;
-
Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);
-
Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần);
-
Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt;
-
Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh;
-
Hạch toán ghi nợ bắt buộc đối với số tiền trả thay cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết;
-
Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật;
-
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
-
Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo;
-
Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Khách hàng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, khách hàng có các quyền:
-
Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;
-
Đề nghị bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;
-
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
-
Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;
-
Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
-
Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của các bên
Bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh
Căn cứ Điều 30 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ:
-
Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh;
-
Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 22 Thông tư 61/2024/TT-NHNN;
-
Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
-
Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác;
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại;
-
Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
-
Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành;
-
Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Khách hàng
Theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 61/2024/TT-NHNN, nghĩa vụ của khách hàng gồm:
-
Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
-
Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;
-
Hoàn trả cho bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
-
Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh;
-
Phối hợp với bên bảo lãnh/bên bảo lãnh đối ứng/bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);
-
Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Rủi ro khi tham gia bảo lãnh ngân hàng
Đối với bên bảo lãnh
-
Rủi ro trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng - rủi ro chủ yếu;
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm: sai sót nghiệp vụ hoặc đạo đức, trình độ cán bộ còn hạn chế; hệ thống tổ chức chưa phù hợp dễ tạo sơ hở, sai sót; quy chế, quy trình nội bộ về hoạt động bảo lãnh ngân hàng chưa hoàn thiện.
-
Rủi ro do không thu hồi được số tiền bảo lãnh;
Nếu bất kỳ lý do gì khiến bên được bảo lãnh không hoàn trả gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng thì đều được coi là rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.
-
Bảo lãnh nhiều dễ dẫn đến nợ xấu nhiều: Nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thuộc phạm vị bảo lãnh, tổ chức tín dụng phải thanh toán thay, dẫn đến phát sinh nợ xấu nếu khách hàng không hoàn trả lại khoản nợ cho tổ chức tín dụng;
-
Rủi ro về tính hợp pháp của chứng từ.
Đối với bên được bảo lãnh
Rủi ro do lừa đảo liên quan đến chứng từ. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh xuất trình bộ chứng từ giả để nhận thanh toán từ phía ngân hàng phát hành. Sau khi ngân hàng phát hành đã thực hiện nghiệp vụ kiểm tra nhưng vẫn không phát hiện hành vi giả mạo chứng từ và đã thực hiện cam kết bảo lãnh đối với người được bảo lãnh sẽ truy đòi thanh toán của người được bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh từ chối hoàn trả thì ngân hàng phát hành sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm như tiền ký quỹ, tài sản thế chấp…
Đối với bên nhận bảo lãnh
-
Rủi ro do ngân hàng phát hành từ chối hoặc không có khả năng thực hiện cam kết bảo lãnh;
Nếu ngân hàng bảo lãnh từ chối bảo lãnh hoặc không có khả năng hoặc không thực hiện đúng cam kết bảo lãnh sẽ gây thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh.
-
Rủi ro do ngân hàng phát hành gặp sự kiện bất khả kháng;
Đây là những rủi ro xuất phát từ thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... ảnh hưởng đến khả năng thực hiện thực hiện cam kết bảo lãnh. Mặc dù theo nguyên tắc, ngân hàng bảo lãnh không được dựa vào sự kiện bất khả kháng để từ chối thanh toán hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo lãnh ngân hàng nhưng trong trường hợp này, thời gian cam kết bảo lãnh không được thực hiện đúng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bên nhận bảo lãnh.
-
Rủi ro do thay đổi pháp luật tại quốc gia của ngân hàng phát hành;
Khi pháp luật tại quốc gia của ngân hàng phát hành thay đổi về bảo lãnh ngân hàng, làm cho ngân hàng bảo lãnh không thể thực hiện cam kết bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận bảo lãnh.
Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có thể phát sinh rủi ro cho các bên tham gia
Cách bảo vệ quyền lợi khi tham gia bảo lãnh ngân hàng
Để bảo vệ quyền lợi khi tham gia bảo lãnh ngân hàng, các bên cần áp dụng các biện pháp pháp lý, tài chính và hợp đồng phù hợp với vai trò của mình nhằm tránh các rủi ro xảy ra. Một số biện pháp để bảo vệ quyền lợi tương ứng với từng chủ thể, bao gồm:
Đối với bên được bảo lãnh
-
Ký hợp đồng bảo lãnh rõ ràng với ngân hàng, trong đó quy định cụ thể:
-
Phí bảo lãnh, ký quỹ, tài sản bảo đảm;
-
Điều kiện và quy trình hoàn trả khi phát sinh sự kiện bảo lãnh.
-
-
Đảm bảo nghĩa vụ gốc (hợp đồng với bên nhận bảo lãnh) được thực hiện đúng hạn, để tránh bị yêu cầu bảo lãnh;
-
Yêu cầu ngân hàng cung cấp bản sao thư bảo lãnh và xác nhận hiệu lực, tránh rủi ro ngân hàng phát hành sai nội dung;
-
Lưu hồ sơ đầy đủ và thường xuyên cập nhật tiến độ nghĩa vụ để có bằng chứng bác bỏ nếu bên nhận bảo lãnh.
Đối với bên bảo lãnh - Ngân hàng
-
Thẩm định kỹ càng về năng lực và uy tín của khách hàng trước khi phát hành bảo lãnh;
-
Yêu cầu khách hàng ký quỹ, dùng tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh ngược phù hợp với mức độ rủi ro;
-
Soạn thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh theo mẫu chuẩn, nội dung rõ ràng: Loại bảo lãnh, thời hạn hiệu lực, điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phương thức thanh toán.
-
Giám sát tiến độ thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và cảnh báo kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm.
-
Thiết lập cơ chế truy đòi tự động, bao gồm: lãi chậm trả, xử lý tài sản bảo đảm, biện pháp pháp lý nếu khách hàng không hoàn trả.
-
Từ chối thực hiện bảo lãnh nếu chứng từ không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh.
Đối với bên nhận bảo lãnh
-
Chỉ chấp nhận bảo lãnh từ ngân hàng uy tín, nếu cần thì yêu cầu xác nhận bảo lãnh từ ngân hàng quốc tế;
-
Rà soát kỹ nội dung thư bảo lãnh: điều kiện thanh toán bảo lãnh, thời hạn hiệu lực, phương thức yêu cầu thực hiện bảo lãnh;
-
Theo dõi sát tiến độ thực hiện hợp đồng chính, yêu cầu bảo lãnh đúng hạn, đúng điều kiện;
-
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khi yêu cầu thực hiện bảo lãnh: hợp đồng chính, biên bản vi phạm, thư yêu cầu thanh toán, chứng cứ chứng minh đã thực hiện đúng nghĩa vụ...
-
Tránh rủi ro hết hạn bảo lãnh bằng cách cảnh báo trước thời điểm đáo hạn để gia hạn nếu cần.
Liên hệ luật sư để được hỗ trợ trong các giao dịch bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là một trong những giao dịch có giá trị tài chính lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý phức tạp vì có liên quan đến nhiều bên. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên khi tham gia giao dịch bảo lãnh ngân hàng nên tham vấn luật sư để nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Đây là bước đi cần thiết và khôn ngoan bởi các lý do sau:
-
Luật sư giúp chúng ta hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ bảo lãnh: ai chịu trách nhiệm gì, trong trường hợp nào thì nghĩa vụ phát sinh;
-
Luật sư giúp rà soát nội dung trong hợp đồng bảo lãnh để đảm bảo rằng các bên không bị ràng buộc bởi những điều khoản bất lợi hoặc không rõ ràng do thiếu hiểu biết pháp lý; đàm phán điều khoản có lợi hơn (về phạm vi bảo lãnh, thời hạn, điều kiện thanh toán…) và tránh các rủi ro như: cam kết quá rộng, điều kiện thanh toán mơ hồ, mất khả năng truy đòi;
-
Luật sư sẽ dự đoán trước các tình huống có thể phát sinh tranh chấp như: gọi bảo lãnh sai, ngân hàng từ chối thanh toán, hết hiệu lực bảo lãnh,... Từ đó, hỗ trợ tư vấn về cơ chế xử lý tranh chấp, truy đòi, yêu cầu bồi thường nếu rủi ro xảy ra và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ phòng khi cần khởi kiện hoặc yêu cầu thanh toán;
Công ty Luật TNHH LHLegal với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch bảo lãnh ngân hàng. Chúng tôi có thể hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong việc:
-
Soạn thảo và rà soát hợp đồng/thư bảo lãnh;
-
Tư vấn chiến lược đàm phán bảo lãnh ngân hàng;
-
Giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến việc gọi bảo lãnh, từ chối thanh toán;
-
Đại diện khách hàng làm việc với ngân hàng và các bên liên quan trong giao dịch bảo lãnh trong nước và quốc tế.
Với tính chất phức tạp và giá trị tài chính cao, các giao dịch bảo lãnh ngân hàng luôn đòi hỏi sự cẩn trọng về pháp lý ở từng bước. Việc có luật sư đồng hành không chỉ giúp phòng ngừa rủi ro mà còn mang lại lợi thế trong đàm phán và xử lý tranh chấp. Công ty Luật TNHH LHLegal sẵn sàng hỗ trợ bạn bằng kinh nghiệm chuyên sâu và sự am hiểu toàn diện trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đừng để những rủi ro pháp lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn - hãy để LHLegal bảo vệ bạn trong mọi giao dịch bảo lãnh ngân hàng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Doanh nghiệp cần lưu ý những gì trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại? (09.05.2025)
Một tài sản bảo đảm có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay tại các ngân hàng khác nhau không? (26.04.2025)
Trình tự, thủ tục, quy trình ngân hàng thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản (24.04.2025)
Quyền lợi của người bảo lãnh vay vốn khi tài sản bị bán đấu giá trái luật: Cách bảo vệ và xử lý tranh chấp (17.04.2025)
Phân tích và bình luận Bản án số 06/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm (17.04.2025)
Ngân hàng Nhà nước cam kết bơm thanh khoản, hỗ trợ giảm lãi suất bất chấp áp lực tỷ giá từ chính sách thuế của Mỹ (09.04.2025)
Lãi suất huy động bị "ghìm cương", ngân hàng tìm cách xoay xở vốn (09.04.2025)
Bộ Công an phản hồi về đề xuất ngân hàng được thu giữ tài sản bảo đảm (09.04.2025)