Cần phải hiểu rõ “tranh chấp đất đai” là gì?
Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng, bao gồm cả tranh chấp xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Những tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất,…không phải là tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp trong việc xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất
Ý nghĩa việc xác định tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai, mà cụ thể là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất nếu muốn khởi kiện. Hay nói cách khác, tranh chấp đất đai không được khởi kiện luôn tại Tòa án mà phải hòa giải tại UBND cấp xã, nếu không sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.
Phải hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện ra Tòa án
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì “tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”
Theo đó, đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã. Như vậy, chỉ tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp.
Xem thêm: Lệ phí khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu?
Nộp hồ sơ khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của Tòa án được xác định gồm: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ.
Người khởi kiện cần nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết
-
Xác định thẩm quyền theo vụ việc
Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
-
Xác định thẩm quyền theo cấp
Theo điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp mà có đương sự hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
-
Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ
Điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.
Như vậy, khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện thì phải nộp hồ sơ đúng tại Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi có đất đang xảy ra tranh chấp.
Đồng thời người khởi kiện có thể gửi hồ sơ theo một trong ba phương thức sau:
-
Nộp trực tiếp tại Tòa án (phổ biến nhất);
-
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
-
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Xem xét khả năng thắng kiện trước khi khởi kiện
Khi khởi kiện thì người khởi kiện đều mong muốn thắng kiện, nhưng điều cần thiết là phải xem xét xem với tình hình hiện có, người khởi kiện có khả năng thắng kiện không, vì:
-
Nếu nguyên đơn (người khởi kiện) thua kiện thì phải mất án phí.
-
Thời gian khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai thường kéo dài, dẫn đến mất nhiều thời gian và các chi phí liên quan.
Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp quy định.
Như vậy, muốn thắng kiện phải có chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Như vậy, để trở thành chứng cứ phải có 03 thuộc tính sau:
-
Tính khách quan (có thật);
-
Tính liên quan đến tình tiết vụ án;
-
Tính hợp pháp.
Như vậy, chỉ khi nào có chứng cứ chứng minh thì mới có khả năng thắng kiện.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài
Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn xét xử giai đoạn sơ thẩm được quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, cụ thể:
-
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
-
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 6 tháng
Thời hạn đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm (tối đa không quá 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử).
-
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa;
-
Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, chưa kể thời gian các đương sự hoãn hoặc vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên nên thỏa thuận hoặc hòa giải để giải quyết. Trường hợp không hòa giải được mà chọn phương án giải quyết là khởi kiện tại Tòa án thì các bên đương sự (nhất là người khởi kiện) phải xem xét kỹ các nội dung trên, nhất là có khả năng thắng kiện hay không?
Trong trường hợp nếu bên khởi kiện không nắm rõ những quy định của pháp luật thì nên tìm một đơn vị hỗ trợ việc khởi kiện tranh chấp đất đai.
Trên đây là 5 điều cần lưu ý trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai mà luật sư về đất đai LHLegal gửi đến quý khách hàng.
Khi giải quyết tranh chấp đất đai bằng hình thức khởi kiện sẽ phức tạp, kéo dài nên khởi kiện thường là phương án cuối cùng để giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu khách hàng cần liên hệ Luật sư giỏi nhà đất chuyên giải quyết thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH LHLegal thông qua các cách thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Dịch vụ làm sổ đỏ sổ hồng trọn gói nhanh chóng (04.08.2022)
Điều kiện và thủ tục sang tên Sổ đỏ 2024 cập nhật mới nhất (17.09.2024)
Chính thức mở rộng quyền mua đất của Việt kiều từ 01/08/2024 (12.09.2024)
Một số quy định về nhà ở hình thành trong tương lai mà bên thuê, mua, thuê mua cần nắm theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 (04.09.2024)
Bị thu hồi đất khai hoang có được bồi thường không? (03.09.2024)
Một số lưu ý khi mua bán đất nông nghiệp bằng giấy viết tay (27.08.2024)
Công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp? (22.08.2024)
Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Có bắt buộc đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng? (06.08.2024)