>>> Tai nạn giao thông chết người tại ngã tư: Trách nhiệm pháp lý và mức bồi thường như thế nào?
>>> Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người có bị truy cứu hình sự không?
Câu hỏi:
Trả lời:
Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:
Quy định pháp luật về độ tuổi điều khiển phương tiện giao thông
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì độ tuổi của người lái xe được quy định như sau:
-
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
-
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
-
Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
-
Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
-
Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
-
Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, tùy thuộc vào từng loại phương tiện sẽ có quy định về độ tuổi khác nhau cho người lái xe. Người nào có hành vi sử dụng các phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi thì được xem là vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Theo khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Điều này đồng nghĩa với việc đây là hành vi bị cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, chẳng hạn như:
Tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Tại điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
…
Từ những quy định trên, có thể thấy: Pháp luật không quy định mức nồng độ cồn tối thiểu khi điều khiển phương tiện giao thông. Chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện đã vi phạm và có thể bị xử phạt hành chính. Nếu gây tai nạn nghiêm trọng hoặc chết người, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Có nồng độ cồn là vi phạm quy định về tham gia giao thông
Xác định trách nhiệm khi cả hai bên vi phạm pháp luật giao thông
Trách nhiệm pháp lý của người chưa đủ tuổi lái xe
Trách nhiệm hành chính
Hành vi lái xe khi chưa đủ tuổi có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 11 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
“11. Sửa đổi Điều 21 như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
…
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
…”
Ngoài ra, điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
“Điều 22. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định;”
Theo các quy định trên, hành vi lái xe khi chưa đủ tuổi sẽ bị xử phạt hành chính với các mức phạt khác nhau tùy theo độ tuổi, loại xe như:
-
Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
-
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
-
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định.
Trách nhiệm dân sự
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, người chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu như thỏa mãn các căn cứ sau:
-
Có hành vi xâm phạm;
-
Có thiệt hại thực tế xảy ra;
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.
Người chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn có thể phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi xâm phạm hay thiệt hại xảy ra
Thiệt hại để bồi thường có thể bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý khác…
Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì theo Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
-
Người từ đủ 18 tuổi: tự bồi thường.
-
Người chưa đủ 15 tuổi: cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ.
-
Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi: tự bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.
Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại phải được thực hiện toàn bộ và kịp thời. khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Trong tình huống trên, người chưa đủ tuổi lái xe và người có nồng độ cồn cùng tai nạn, cho nên khi xem xét bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào phần lỗi của các bên làm cơ sở định mức bồi thường. Tức là căn cứ vào mức độ vi phạm của người chưa đủ tuổi lái xe để xác định tỷ lệ lỗi và mức bồi thường tương ứng nếu có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm hình sự
Trường hợp người chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn giao thông dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Lưu ý về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Từ quy định trên có thể xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là từ đủ 16 tuổi.
Ngoài ra, trường hợp người chưa đủ tuổi lái xe là người chưa thành niên bị truy cứu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) thì sẽ được xử lý hình sự theo các quy định tại Chương XII Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Những quy định đối với người chưa đủ 18 tuổi phạm tội.
Đồng thời theo Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người dưới 18 tuổi chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
“1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Tù có thời hạn.”
Như vậy, theo các quy định trên, trường hợp người chưa đủ tuổi lái xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý hình sự với các hình thức như:
-
Phạt tiền;
-
Phạt cải tạo không giam giữ;
-
Tù có thời hạn.
Trách nhiệm pháp lý của người có nồng độ cồn
Trách nhiệm hành chính
Theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, hình thức xử phạt hành chính bao gồm:
-
Phạt tiền;
-
Hình phạt bổ sung: tước giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo thời hạn được quy định.
Cụ thể như sau:
Đối với xe máy:
-
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
-
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
-
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Người lái xe máy có thể bị phạt từ 6-8 triệu đồng nếu hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam
Đối với xe ô tô:
-
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
-
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
-
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với xe đạp:
-
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
-
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4miligam/1 lít khí thở.
-
Phạt tiền từ 400.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4miligam/1 lít khí thở.
Trách nhiệm dân sự
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, người có nồng độ cồn gây tai nạn có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu như thỏa mãn các căn cứ sau:
-
Có hành vi xâm phạm;
-
Có thiệt hại thực tế xảy ra;
-
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.
Thiệt hại để bồi thường có thể bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý khác…
Trường hợp các bên cùng có lỗi trong việc gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thì mức bồi thường sẽ căn cứ vào lỗi của các bên. Cho nên, tình huống trên, người có nồng độ cồn sẽ căn cứ vào phần lỗi của mình để có mức bồi thường tương ứng.
Trách nhiệm hình sự
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trường hợp người có nồng độ cồn gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với các hình phạt như sau:
-
Phạt tiền;
-
Phạt cải tạo không giam giữ;
-
Phạt tù;
-
Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định.
Ai chịu trách nhiệm chính - Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông khi các bên đều vi phạm
Việc xác định trách nhiệm chính sẽ phụ thuộc vào lỗi của từng bên trong vụ tai nạn. Nếu nam thanh niên vi phạm quy định về độ tuổi điều khiển xe và là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, thì có thể xem xét lỗi chính thuộc về anh ta. Ngược lại, nếu người đàn ông say rượu không làm chủ tốc độ, đi sai làn đường hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng dẫn đến tai nạn, thì ông ta sẽ chịu trách nhiệm chính.
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, đo vẽ hiện trường, thu thập chứng cứ để xác định nguyên nhân và lỗi của từng bên, từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về trách nhiệm pháp lý.
Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông khi các bên đều vi phạm được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Giai đoạn ban đầu tại hiện trường
Bước 1: Báo cáo vụ việc
Ngay khi xảy ra tai nạn, các bên hoặc người chứng kiến phải báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương gần nhất theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).
Bước 2: Giữ nguyên hiện trường
-
Các bên phải giữ nguyên hiện trường (trừ trường hợp cần thiết phải di chuyển để bảo đảm an toàn hoặc cứu người bị nạn).
-
Lập tức hỗ trợ cứu người bị thương (nếu có).
Bước 3: Lập biên bản ban đầu
Cơ quan chức năng (công an hoặc cảnh sát giao thông) sẽ đến hiện trường, lập biên bản và ghi nhận tình trạng vụ việc, bao gồm:
-
Xác minh danh tính các bên.
-
Kiểm tra giấy tờ liên quan (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm).
-
Đo nồng độ cồn, xét nghiệm ma túy (nếu cần).
Cơ quan chức năng sẽ lập biên bản và ghi nhận tình trạng vụ việc
Điều tra, xác minh và phân tích lỗi
Bước 4: Thu thập chứng cứ
Cơ quan công an tiến hành:
-
Khám nghiệm hiện trường: Đánh giá dấu vết va chạm, vị trí phương tiện, vật chứng.
-
Lấy lời khai: Lời khai của các bên liên quan và nhân chứng (nếu có).
-
Kiểm tra vi phạm: Xác minh lỗi của từng bên (như nồng độ cồn, giấy phép lái xe, độ tuổi điều khiển phương tiện).
Bước 5: Phân tích lỗi
-
Cơ quan điều tra sẽ phân tích nguyên nhân tai nạn, xác định tỷ lệ lỗi của từng bên dựa trên hành vi vi phạm.
-
Lập biên bản vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự (nếu tai nạn nghiêm trọng).
Xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự
Bước 6: Xử phạt hành chính
-
Người chưa đủ tuổi lái xe: Lập biên bản xử phạt hành chính đối với người vi phạm và người giám hộ (cha mẹ) theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
-
Người có nồng độ cồn: Xử phạt hành chính hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tùy theo mức độ vi phạm nồng độ cồn. Bước 7: Xử lý hình sự (nếu cần)
-
Nếu vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, thương tích nặng), các bên liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.
Giải quyết trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại)
Bước 8: Thỏa thuận bồi thường
-
Các bên có thể tự thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại (thiệt hại về người, tài sản, thu nhập bị mất).
-
Nếu không thỏa thuận được, vụ việc sẽ chuyển sang tòa án.
Bước 9: Tòa án giải quyết
Tòa án phân chia trách nhiệm bồi thường dựa trên mức độ lỗi của từng bên, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 584 và 585).
Hoàn tất thủ tục và kết luận vụ việc
Sau khi xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự, và giải quyết dân sự (bồi thường thiệt hại), cơ quan chức năng sẽ kết thúc điều tra và thông báo kết quả giải quyết vụ việc.
Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tự ý lấy xe gây tai nạn: Chủ xe có bị liên đới trách nhiệm? (24.01.2025)
Tai nạn giao thông chết người tại ngã tư: Trách nhiệm pháp lý và mức bồi thường như thế nào? (09.01.2025)
Sau 15/8 không đăng ký biển số định danh liệu có bị phạt không? (29.09.2022)
Thủ tục mua bán xe máy cũ năm 2023 thực hiện ra sao? (09.09.2022)
Tôi muốn làm thủ tục sang tên xe chính chủ nhưng không còn liên lạc với chủ xe cũ có được không? (09.09.2022)
Tôi muốn đổi biển số định danh do biển số xấu được không? (08.09.2022)
Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người có bị truy cứu hình sự không? (09.05.2022)
Quy định pháp luật về chứng cứ trong việc giải quyết vụ án (20.01.2022)