logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Làm cách nào để xác định cha mẹ cho con?

Để xác định cha mẹ cho con phải làm như thế nào? Thủ tục xác định cha mẹ cho con ra sao? Cha mẹ có nghĩa vụ gì sau khi đã xác định cha mẹ cho con? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

    Làm cách nào để xác định cha mẹ cho con?

    Câu hỏi:

    Xin chào luật sư LHLegal, cho em hỏi về vấn đề như sau: 

    Em và người yêu đã quen nhau và sống chung với nhau được gần 1 năm. Sau đó, do mâu thuẫn nên chúng em đã chia tay. Sau khi chia tay, em mới phát hiện mình có thai. Nhưng anh ấy và gia đình không chấp nhận đứa bé và cũng không chịu trách nhiệm. Do đó, em đã một mình sinh con và nhờ người khác đứng tên nhận làm cha bé. Nhưng bây giờ em muốn anh ấy và gia đình anh ấy phải chịu trách nhiệm về con thì em phải làm như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp em. Em cám ơn.

    Trả lời:

    Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình - xin cám ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới chúng tôi. Về vấn đề của bạn LHLegal xin được giải đáp như sau:

    Xác định cha, mẹ, con là gì?

    Xác định cha mẹ con là việc định rõ quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Việc này dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.

    Xác định cha mẹ con có ý nghĩa trọng với việc bổ sung, thay đổi, cải chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình.

    Xác định cha mẹ con là định rõ quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ trong quan hệ giữa cha, mẹ, con

    Xác định cha mẹ con là định rõ quan hệ cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ trong quan hệ giữa cha, mẹ, con

    Xác định cha mẹ cho con được pháp luật quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về xác định cha, mẹ cho con:

    “Điều 88. Xác định cha, mẹ

    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

    Nguyên tắc xác nhận cha, mẹ, con

    Tại điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

    • Con được sinh ra hoặc do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    • Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân được xem là con do vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.

    • Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung.

    Nếu cha mẹ không thừa nhận con phải có chứng cứ và được Tòa xác định. Người được nhận và không được nhận là cha mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa xác định người đó có phải con của mình không.

    Nếu không thừa nhận con chung phải có chứng cứ rõ ràng và được Tòa xác định

    Nếu không thừa nhận con chung phải có chứng cứ rõ ràng và được Tòa xác định

    Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023

    Người có quyền xác nhận cha mẹ con

    Những người có quyền xác nhận cha mẹ con gồm:

    • Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình nếu như không có tranh chấp.

    • Cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.

    • Trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên/đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức có quyền yêu cầu Tòa xác định: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Hội liên hiệp phụ nữ.

    Thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con

    Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng anh ấy là cha ruột đứa bé và bạn đã nhờ người khác đứng tên nhận là cha em bé. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thẩm quyền xác định cha, con trong trường hợp của bạn thuộc về Tòa án.

    “Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

    2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”

    Như vậy nếu có tranh chấp xảy ra thì thẩm quyền xác định cha mẹ cho con thuộc về Tòa án.

    Thủ tục xác định cha mẹ con

    Nếu không có tranh chấp, việc xác định cha, mẹ, con sẽ được thực hiện theo thủ tục hành chính gồm những bước cụ thể sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Chuẩn bị các hồ sơ theo quy định tại điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 gồm:

    • CMND/CCCD/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con và của người được nhận là cha,mẹ, con.

    • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    • Bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ.

    • Chứng cứ chứng minh quan hệ ca con hoặc mẹ con.

    Tại Điều 11, Thông tư 15/2015/TT-BTP chứng minh quan hệ cha mẹ con gồm một trong các tài liệu, giấy tờ:

    • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

    • Trường hợp không có văn bản trên thì phải có tư từ, băng, đĩa, phim ảnh, vật dụng chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc đây là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thiết của cha, mẹ làm chứng.

    Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

    Khi chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại UBND cấp xã nơi mà người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

    Bước 3: Giải quyết yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con

    Để xác định cha, mẹ cho con, bạn chuẩn bị đủ hồ sơ và nộp tại UBND cấp xã

    Để xác định cha, mẹ cho con, bạn chuẩn bị đủ hồ sơ và nộp tại UBND cấp xã

    Nêu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy tiếp nhận, trong đó sẽ có ghi rõ ngày giờ trả kết quả. Trong 3 ngày làm việc kết từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu như nhận thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp thì:

    • Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch;

    • Người đăng ký nhận cha, mẹ con kỳ vào sổ hộ tịch;

    • Công chức báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trích lục cho người yêu cầu.

    Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hoàn thiện thì hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Đối với trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn. Trong đó sẽ nêu rõ loại giấy tờ và nội dung cần hoàn thiện, bổ sung, ký, ghi rõ họ tên của người tiếp nhận.

    Khi hồ sơ đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ thì người tiếp nhận sẽ từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ. Trong đó sẽ ghi rõ lý do từ chối và ký tên người tiếp nhận.

    Trường hợp phải xác minh thì thời hạn sẽ được kéo dài thêm nhưng không quá 5 ngày làm việc.

    Trường hợp có tranh chấp, việc xác định cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, người yêu cầu xác định cha, mẹ, con yêu cầu ra Tòa và nộp kèm giấy chứng minh cho yêu cầu của mình để Tòa xem xét và giải quyết.

    Sau khi xác nhận cha mẹ cho con thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ra sao đối với con?

    Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ như sau:

    "Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."

    Như vậy, sau khi xác nhận cha con cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.

    Cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con

    Cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con

    Vì thế, bạn cần làm thủ tục khởi kiện xác định anh ấy là cha của bé tại Tòa án cấp huyện nơi anh ấy cư trú. Khi khởi kiện, bạn có thể yêu cầu trách nhiệm của anh ấy với em bé ví dụ như mức cấp dưỡng hằng tháng cho bé.

    Trên đây, Luật sư LHLegal - Dịch vụ luật sư ly hôn chuyên tư vấn các vấn đề hôn nhân gia đình, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Một lần nữa cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat