logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác?

Xin chào Công ty Luật LHLegal, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau: Tôi có mượn ông A một số tiền, ông A tự ý tới nhà tôi và phá dỡ đồ đạc trong nhà tôi khi tôi không cho phép. Tôi muốn hỏi tôi có thể kiện ông A về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác không?

    Câu hỏi:

    Xin chào Công ty Luật LHLegal, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau: Tôi có mượn ông A một số tiền, ông A tự ý tới nhà tôi và phá dỡ đồ đạc trong nhà tôi khi tôi không cho phép. Tôi muốn hỏi tôi có thể kiện ông A về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác không?

    Xin chân thành cảm ơn Quý Luật sư.

    Trả lời:

    Hãng luật LHLegal – Luật sư giỏi và uy tín chuyên tư vấn các vấn đề về dân sự và hình sự. Cảm ơn bạn đã tin tưởng nhờ chúng tôi tư vấn pháp luật, Luật sư LHLegal xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

     

    Tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác?

    Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác, cụ thể:

    “Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Phạm tội 02 lần trở lên;

    d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Căn cứ quy định trên, việc ông A tự ý xâm phạm chỗ ở của bạn và phá dỡ đồ đạc trong nhà là hành vi có dấu hiệu của Tội xâm phạm chỗ ở, được nêu tại điểm a khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự: “Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác”.

    Do đó, bạn có căn cứ để trình báo lên Công an khu vực về hành vi trái pháp luật của ông A để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

    Trên đây là quy định pháp luật về nội dung “Tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác?”. Đồng thời, Công ty Luật LHLegal – Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín chuyên tư vấn các vấn đề về dân sự và hình sự hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

    Lưu ý: Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.

    Nếu quý Khách hàng, độc giả có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu trợ giúp pháp lý, xin vui lòng liên hệ lại Công ty Luật LHLegal theo thông tin sau đây:

    CÔNG TY LUẬT TNHH LHLEGAL

    Trụ sở: 17A Phan Bội Châu, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Khu Đông: số 5 đường số 6, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức

    Chi nhánh Vũng Tàu: số 26 Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Vũng Tàu

    Hotline: 0903796830

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat