logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế như thế nào? Pháp luật quy định những gì về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

    Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

    Câu hỏi:

    Tôi có thắc mắc gửi đến Công ty Luật LHLegal và rất mong Quý Luật sư LHLegal tư vấn cho tôi về sự việc như sau: Năm 2000, bố mẹ tôi mất đột ngột do tai nạn và không để lại di chúc, anh trai tôi là người quản lý căn nhà của bố mẹ tôi. Nay đã qua một thời gian khá dài, tôi muốn chia di sản thừa kế là căn nhà đó có được không?
    Xin chân thành cảm ơn Quý Luật sư LHLegal và mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư.

    Trả lời:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc đến chúng tôi, Luật sư LHLegal xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

    Quy định của pháp luật về Thời hiệu thừa kế

    Theo quy định tài khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Thời hiệu thừa kế như sau:

    “Điều 623. Thời hiệu thừa kế

    1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    (…).”

    Như vậy, hiện tại bạn vẫn có quyền yêu cầu anh trai bạn chia di sản là căn nhà của bố mẹ bạn, bởi lẽ vẫn còn thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản.

    Thời hiệu thừa kế di sản đối với bất động sản là 30 năm

    Thời hiệu thừa kế di sản đối với bất động sản là 30 năm

    Xem thêm: Con dâu có được hưởng thừa kế của cha mẹ chồng không?

    Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào quy định tại Điều 660 bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:

    “Phân chia di sản theo pháp luật

    1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

    2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

    Theo quy định trên, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật bằng hiện vật. Nếu như không thể chia đều bằng hiện vật thì người thừa kế có thể thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu như không thỏa thuận được thì hiện vật sẽ được bán để chia.

    Trong trường hợp nào di sản thừa kế sẽ bị hạn chế phân chia?

    Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

    “Hạn chế phân chia di sản

    Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

    Theo đó, di sản thừa kế sẽ bị hạn chế phân chia trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Di sản chỉ được phân chia sau thời hạn nhất định thì sau thời hạn đó di sản mới được đem chia

    Di sản chỉ được phân chia sau thời hạn nhất định thì sau thời hạn đó di sản mới được đem chia

    Hoặc trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa có chia di sản trong một thời hạn nhất định.

    Thời hạn này sẽ không quá 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 3 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.

    Lưu ý: Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.

    Trên đây là nội dung về “Thời hiệu yêu cầu di sản” chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Hãng luật LHLegal - Luật sư giỏi và uy tín chuyên tư vấn các vấn đề về dân sự, hôn nhân gia đình và lao động hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

    Luật sư giỏi và uy tín chuyên tư vấn các vấn đề về dân sự

    Nếu quý Khách hàng, đọc giả có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu trợ giúp pháp lý, xin vui lòng liên hệ lại Công ty Luật LHLegal theo thông tin sau đây:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat