>>> Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người có bị truy cứu hình sự không?
>>> Hình phạt cho hành vi uống rượu, bia gây tai nạn giao thông
Câu hỏi:
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Chúng tôi hiểu rằng với những tình tiết và mốc thời gian như vậy thì bạn băn khoăn liệu bản thân phải chịu trách nhiệm như thế nào. Điều này sẽ được chúng tôi phân tích ngay sau đây.
Trách nhiệm pháp lý của người lái xe trong vụ tai nạn
Đối với vụ việc của bạn, những trách nhiệm pháp lý bạn phải gánh chịu như sau:
Trách nhiệm hình sự
Chúng tôi hiểu rằng bạn đã chấp hành đúng luật giao thông đường bộ khi vụ va chạm xảy ra, tai nạn là điều không mong muốn, do sự kiện bất khả kháng mà bạn không lường trước được.
Căn cứ Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.
Theo đó, các dấu hiệu cấu thành Tội vô ý làm chết người như sau:
-
Về khách thể: xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, quyền được sống của con người.
-
Mặt khách quan: Hành vi vô ý làm chết người có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, là nguyên nhân gây ra cái chết cho nạn nhân. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội vô ý làm chết người. Nếu hành vi trên không dẫn đến hậu quả nạn nhân không chết thì không cấu thành tội này.
-
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội dưới lỗi vô ý, có thể là vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin.
-
Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, (sửa đổi, bổ sung năm 2017));
-
Làm chết người do lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).
-
-
Chủ thể: Người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp của bạn, do không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả là nạn nhân chết, do đó bạn đã vô ý làm chết người trong khi điều khiển xe tải tham gia giao thông, mặc dù ý chí của bạn không muốn hậu quả này xảy ra. Hành vi làm chết người đã xâm phạm đến tính mạng của nạn nhân. Thêm vào đó, bạn là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (bạn trên 18 tuổi và không bị hạn chế về năng lực như bị bệnh tâm thần, bệnh khác… dẫn đến không điều khiển được hành vi - Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
Vô ý làm chết người khi điều khiển xe tải có thể chịu mức phạt tù từ 1-5 năm
Nếu gia đình bị hại làm đơn bãi nại thì bạn có được miễn trách nhiệm hình sự hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Câu trả lời là không
Bộ luật Hình sự hay Bộ luật Tố tụng hình sự không hề có quy định về “đơn bãi nại”, đơn bãi nại không được xem là một căn cứ để không truy cứu hay miễn trách nhiệm Hình sự.
Khoản 1 Điều 155 quy định về các tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại, tức là chỉ khi bị hại hoặc người đại diện của họ có yêu cầu. Tuy nhiên, Tội vô ý làm chết người tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không thuộc trường hợp này. Dù bị hại và gia đình họ có yêu cầu hay không thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gia đình bị hại có đơn bãi nại, đây có thể được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bạn theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trách nhiệm dân sự
Ngoài trách nhiệm hình sự là trách nhiệm trước nhà nước, thì bạn đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự với nạn nhân và gia đình họ.
Gia đình nạn nhân đưa ra con số bồi thường là khoảng 500 triệu đồng. Tuy nhiên số tiền thực tế mà bạn phải bồi thường bao nhiêu sẽ do Tòa án quyết định phụ thuộc vào thiệt hại thực tế mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu, đối chiếu với quy định của pháp luật dân sự.
Áp dụng Điều 584, 585, 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 vào tình huống của bạn, bạn có thể phải bồi thường các khoản sau:
-
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm - chiếc xe máy của nạn nhân bị trầy xước, bị hỏng (Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015);
-
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015);
-
Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
-
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
-
-
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015). Hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, vậy mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa là 234.000.000 đồng.
Chi phí mai táng và các chi phí phát sinh được bồi thường như thế nào?
Bộ luật Dân sự năm 2015 không liệt kê cụ thể, tuy nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự, chi phí hợp lý cho việc mai táng là các khoản tiền:
-
Mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất;
-
Các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương.
Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.
Trách nhiệm cấp dưỡng con nhỏ của nạn nhân (nếu có) như thế nào?
Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP Hướng dẫn Bộ luật Dân sự quy định, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau:
-
Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;
-
Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe;
-
Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy, bạn có thể phải cấp dưỡng cho các con nhỏ của nạn nhân căn cứ vào nhu cầu thực tế của các cháu và khả năng thực tế của bạn cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi.
Người gây tai nạn có thể phải cấp dưỡng cho con nhỏ của nạn nhân đến khi các cháu đủ 18 tuổi
Trách nhiệm hành chính
Ngay sau vụ tai nạn, cơ quan chức năng đã có mặt và đo nồng độ cồn, test ma tuý. Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn không dương tính với ma tuý, cũng không có nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức cho phép khi xảy ra tai nạn. Trước khi va chạm xảy ra, bạn có bằng lái xe, chấp hành nghiêm chỉnh quy định về kiểm tra xe định kỳ, tuân thủ luật giao thông. Như vậy bạn không vi phạm Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính và không phải chịu trách nhiệm hành chính.
Khả năng thỏa thuận và giải quyết tại tòa án
Khả năng giảm nhẹ trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự dựa vào thái độ, việc thực hiện trách nhiệm của bạn, căn cứ vào việc bạn có thành khẩn khai báo, có cố gắng cùng với gia đình nạn nhân để khắc phục hậu quả hay không.
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự hiện hành, việc bạn tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, ngăn chặn giảm bớt tác hại của tội phạm, …là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, các tình tiết khác như tự thú, gia đình nạn nhân có đơn bãi nại,… cũng có thể được Toà án xem xét là tình tiết giảm nhẹ.
Về trách nhiệm dân sự, nếu gia đình nạn nhân không yêu cầu bồi thường hoặc có ý kiến giảm trách nhiệm bồi thường thì điều này sẽ rất có lợi cho bạn.
Trên đây là những tư vấn sơ bộ từ phía LHLegal về vụ việc của bạn. Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự