Câu hỏi:
Tôi muốn hỏi:
-
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hiện nay gồm những bước nào?
-
Tôi có thể thành lập công ty với người Việt Nam để đơn giản hóa thủ tục không?
-
Những lĩnh vực nào bị hạn chế hoặc cấm với nhà đầu tư nước ngoài?
Mong được Luật sư tư vấn giúp về quy trình, điều kiện và lưu ý cần biết. Xin cảm ơn!”
Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Thực tế, việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm rõ cả điều kiện pháp lý, trình tự thủ tục lẫn những rủi ro tiềm ẩn nếu không thực hiện đúng quy định. Trong bài viết dưới đây, LHLegal sẽ giúp bạn hiểu rõ về những điểm nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không còn tồn tại. Tuy nhiên, theo khoản 21 và khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” và “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Do đó, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phổ biến
Căn cứ tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm:
-
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
-
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
-
Thực hiện dự án đầu tư;
-
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
-
Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Các hình thức thường được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn phổ biến khi đầu tư tại Việt Nam gồm:
-
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
-
Đây là hình thức phổ biến nhất khi nhà đầu tư muốn trực tiếp điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Thường áp dụng khi nhà đầu tư muốn kiểm soát toàn bộ hoạt động.
-
Phù hợp với chiến lược đầu tư lâu dài.
-
-
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: Đây là hình thức cũng rất phổ biến, đặc biệt với các nhà đầu tư muốn:
-
Tham gia vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam mà không cần lập pháp nhân mới.
-
Đầu tư nhanh, ít thủ tục hơn so với thành lập tổ chức kinh tế.
-
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện
-
Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
-
Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
-
Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;
-
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Điều kiện về chủ thể, quốc tịch:
-
Chủ thể đầu tư có thể là cá nhân trên 18 tuổi hoặc tổ chức, doanh nghiệp có quốc tịch của thành viên WTO hoặc quốc tịch của nơi có ký kết Điều ước quốc tế song phương liên quan đến việc đầu tư với Việt Nam.
-
Hiện nay, pháp luật không quy định về quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài, tức là bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đầu tư vào Việt Nam nếu tuân thủ các quy định pháp luật và được phê duyệt.
-
Điều kiện về năng lực tài chính:
Nhà đầu tư đảm bảo phải có đủ năng lực về tài chính, cần phải chứng minh năng lực tài chính khi đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thẩm định và tuân theo các quy định liên quan điều chỉnh lĩnh vực họ lựa chọn để đáp ứng các yêu cầu về tài chính cần thiết trước khi thực hiện đầu tư.
-
Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án:
Nhà đầu tư phải có địa điểm thực hiện dự án tại Việt Nam, được thể hiện bởi hợp đồng thuê và các giấy tờ hợp pháp của bên cho thuê để làm trụ sở công ty và nơi thực hiện dự án.
-
Điều kiện về năng lực:
Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Quy trình thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, gồm có:
-
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
-
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư:
-
Cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao).
-
Tổ chức: Giấy chứng nhận thành lập/Văn bản pháp lý khác có giá trị tương đương (bản sao).
-
-
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
-
Cá nhân: Sổ tiết kiệm, giấy tờ xác nhận số dư tài khoản,...
-
Tổ chức: Báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất/Cam kết tài chính của tổ chức tài chính/Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ/Tài liệu chứng minh năng lực tài chính/Bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
-
-
Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
-
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
-
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
-
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
-
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Thông tư 57/2025/TT-BTC hướng dẫn chức năng nhiệm vụ Sở Tài chính thuộc Ủy ban cấp tỉnh mới nhất, nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị ở Bước 1 cho cơ quan đăng ký đầu tư.
Trường hợp dự án được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì nộp hồ sơ cho Sở Tài chính của một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện dự án hoặc đặt, dự kiến đặt văn phòng điều hành .
Bước 3: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư (theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
Bước 4: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì tiếp tục làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ được quy định từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Điều 24 Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
-
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 168/2025/NĐ-CP thì không cần bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Công ty hợp danh:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ công ty;
-
Danh sách thành viên;
-
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
Trường hợp thành viên là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 168/2025/NĐ-CP thì không cần bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân này.
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ công ty;
-
Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
-
Bản sao các giấy tờ sau đây:
-
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
-
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
-
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trường hợp chủ sở hữu, thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên là tổ chức kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 168/2025/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân này.
Công ty cổ phần:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ công ty;
-
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
-
Bản sao các giấy tờ sau đây:
-
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
-
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
-
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trường hợp cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kê khai số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 168/2025/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không bao gồm bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân này.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư trước khi đăng ký đầu tư để thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt theo quy định của pháp luật về đầu tư thì hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án không bao gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của việc kê khai thông tin thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt.
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Bước 5: Công bố thông tin doanh nghiệp
Nhà đầu tư đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tiến hành nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm:
-
Thông tin ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp,
-
Danh sách cổ đông sáng lập, và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Bước 6: Khắc con dấu
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp (theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020).
Doanh nghiệp cần khắc con dấu sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 7: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Sau khi thực hiện các bước trên, công ty có vốn nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng ngoại tệ tại một ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch thu chi hợp pháp bằng ngoại tệ tại Việt Nam.
Bước 8: Thực hiện các thủ tục khác sau thành lập công ty
Sau khi hoàn thiện các bước trên, nhà các nhà đầu tư thực hiện góp vốn đầu tư theo cam kết và đăng ký chữ ký số, đề nghị phát hành hoá đơn điện tử, kê khai nộp thuế,...
Lưu ý quan trọng khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không chỉ đòi hỏi tuân thủ quy định chung về doanh nghiệp, mà còn phải đáp ứng các điều kiện riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nhà đầu tư cần nắm rõ những lưu ý pháp lý quan trọng dưới đây để tránh rủi ro và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
-
Về ngành nghề
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020, danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ công bố căn cứ vào luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bao gồm 84 ngành, nghề, trong đó:
-
Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường: 25 ngành, nghề;
-
Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện: 59 ngành, nghề.
Danh mục các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/03/2021.
-
Về nghĩa vụ tài chính
Khi hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, như đóng phí, lệ phí, thuế,..
Các khoản phí, lệ phí, thuế mà nhà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải nộp gồm:
-
Lệ phí môn bài: trừ doanh nghiệp nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá (theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP)
Lệ phí môn bài là khoản phí mà các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý khi được thành lập và bắt đầu hoạt động, trước ngày cuối cùng của tháng khởi đầu và nộp hằng năm, trước ngày 30 tháng 1 của năm tiếp theo;
-
Thuế giá trị gia tăng (Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008)
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế được áp dụng dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp (khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008)
Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam áp dụng cho thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
-
Ngoài ra, các loại thuế khác cũng có thể được áp dụng tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, và nhiều loại thuế khác.
Nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật về thuế, nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
-
Về thay đổi thông tin công ty
Sau khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, bất kỳ thay đổi thông tin nào cũng phải được thực hiện đúng trình tự pháp lý. Một số điểm cần lưu ý gồm:
-
Phải thực hiện thay đổi trên cả hai loại giấy tờ:
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GĐKDN);
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐT).
-
-
Phải xin chấp thuận trước đối với một số thay đổi
Đối với những thay đổi quan trọng như:
-
Thay đổi nhà đầu tư nước ngoài;
-
Điều chỉnh tỷ lệ sở hữu vốn;
-
Thay đổi địa bàn thực hiện dự án (liên quan đến ưu đãi đầu tư);
-
Điều chỉnh mục tiêu hoặc quy mô dự án đầu tư.
-
Có thể bị từ chối nếu không phù hợp quy định đầu tư
Ngành nghề mới dự kiến bổ sung phải không thuộc danh mục cấm đầu tư và phù hợp với cam kết WTO.
Nếu thay đổi vượt quy mô vốn, diện tích đất, hoặc lĩnh vực nhạy cảm (bất động sản, giáo dục, y tế...) thì cần thêm giải trình năng lực tài chính, báo cáo khả thi, thậm chí thẩm định lại dự án.
-
Không thông báo/đăng ký thay đổi đúng hạn có thể bị xử phạt
Doanh nghiệp cần khắc con dấu sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc lựa chọn hình thức đầu tư phụ thuộc vào ngành nghề, mục tiêu kinh doanh, khả năng kiểm soát và cả quy định pháp luật. Dưới đây là phân tích giúp nhà đầu tư đưa ra lựa chọn phù hợp:
Làm sao để tránh rủi ro pháp lý khi đầu tư tại Việt Nam?
Tìm hiểu kỹ khung pháp lý và ngành nghề đầu tư
-
Xác định ngành nghề dự kiến đầu tư có thuộc danh mục hạn chế hoặc điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài hay không;
-
Nắm rõ cam kết WTO, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản chuyên ngành liên quan.
Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp
Với mỗi hình thức đầu tư sẽ tương ứng với quy trình và điều kiện pháp lý khác nhau. Do đó, nhà đầu tư cần lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện về chủ thể, điều kiện về kinh tế và điều kiện về năng lực của nhà đầu tư để đảm bảo hoạt động đầu tư diễn ra hợp pháp, mang lại lợi nhuận và tránh rủi ro pháp lý về sau.
Thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh
-
Nếu đầu tư thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư
-
Đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đúng trình tự, đúng thời hạn.
Ký kết hợp đồng và văn bản pháp lý minh bạch
-
Khi soạn thảo hợp đồng cần rõ ràng, minh bạch về quyền và nghĩa vụ, cơ chế giải quyết tranh chấp.
-
Nên có sự tham gia của luật sư hoặc chuyên gia tư vấn pháp lý để đảm bảo tính hợp pháp cho các văn bản, tránh trường hợp vi phạm quy định pháp luật dẫn đến vô hiệu các văn bản và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, đặc biệt là nhà đầu tư.
Tuân thủ pháp luật về thuế, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ
Đầu tư tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật đa lĩnh vực vì vi phạm có thể dẫn đến bị xử phạt, thu hồi giấy phép. Cần đặc biệt chú ý đến pháp luật về thuế, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ để tránh bị xử phạt.
Hợp tác với đơn vị tư vấn pháp lý uy tín
Để đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, nhà đầu tư nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư hoặc công ty luật đồng hành ngay từ những bước đầu trong hành trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Luật sư LHLegal - Hỗ trợ pháp lý trọn gói cho nhà đầu tư nước ngoài
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư và doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH LHLegal là đối tác pháp lý đáng tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn Việt Nam làm điểm đến kinh doanh. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ giai đoạn tìm hiểu pháp lý, xin giấy chứng nhận đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đến hỗ trợ hoạt động thường xuyên như: tư vấn thuế, hợp đồng, lao động, tuân thủ pháp luật.
Các dịch vụ pháp lý LHLegal cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài gồm:
-
Tư vấn ở giai đoạn trước khi đầu tư:
-
Tư vấn ngành nghề đầu tư có điều kiện;
-
Tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp;
-
Hỗ trợ nghiên cứu quy định pháp lý, chính sách ưu đãi và rủi ro pháp lý theo từng lĩnh vực
-
Thực hiện thủ tục đầu tư:
-
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
-
Xin chủ trương đầu tư (nếu thuộc diện phải xin)
-
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ERC)
-
Điều chỉnh giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh khi cần thiết
-
Tư vấn và hỗ trợ pháp lý thường xuyên:
-
Soạn thảo và rà soát hợp đồng thương mại, hợp đồng hợp tác kinh doanh;
-
Tư vấn pháp luật về thuế, lao động, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ;
-
Đại diện làm việc với cơ quan nhà nước trong các vấn đề phát sinh.
-
Giải quyết tranh chấp và đại diện pháp lý:
-
Hòa giải, thương lượng tranh chấp thương mại;
-
Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài nếu có tranh chấp phát sinh.
Đội ngũ luật sư tại LHLegal giàu kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ và am hiểu nhu cầu của nhà đầu tư cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư ngay từ bước đầu, đảm bảo quá trình đầu tư nhanh chóng, đúng quy định pháp luật, hạn chế rủi ro, giúp nhà đầu tư an tâm triển khai và phát triển dự án tại Việt Nam.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |