logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Làm cách nào để giành lại quyền nuôi con từ nhà chồng?

Sau khi ly hôn, cha mẹ có thể thoả thuận với nhau để thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con. Trong trường hợp không thể thoả thuận được thì có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ngoài cha/mẹ thì cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 của Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình cũng có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con

    Làm cách nào để giành lại quyền nuôi con từ nhà chồng?

    Câu hỏi:

    Xin chào luật sư LH Legal: “Vợ chồng tôi đã ly hôn được hai năm. Khi ly hôn vợ chồng tôi thoả thuận bé trai 8 tuổi sẽ do cha trực tiếp nuôi dưỡng, bé gái 2 tuổi do tôi trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, dạo gần đây khi qua thăm con trai, tôi phát hiện cháu có một số vết bầm, cháu nói là mẹ kế của cháu rất hay đánh cháu mỗi khi cháu làm sai. Tôi rất xót con, cho tôi hỏi luật sư là tôi có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con có được không?”

    Trả lời:

    Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình thông tin đến quý vị như sau:

    Có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con được không?

    Sau khi có Quyết định ly hôn của Tòa án có thẩm quyền, mặc dù đã được Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn cho một bên, nhưng nếu trong quá trình sinh sống, nếu phát hiện cha/mẹ được Toà án giao quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì bên còn lại sẽ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con.

    Pháp luật quy định về quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:

    “Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ”.

    Cha mẹ có thể thỏa thuận nhau trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con

    Cha mẹ có thể thỏa thuận nhau trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con

    Theo quy định nêu trên, sau khi ly hôn, cha mẹ có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con. Trong trường hợp không thể thoả thuận được thì có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ngoài cha/mẹ thì cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 của Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình cũng có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con.

    Trong quy định tại khoản 5 có cụm từ “Người thân thích”, vậy người thân thích được hiểu thế nào là đúng quy định pháp luật. Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình giải thích đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể ông, bà, cậu, mợ, cô, dì, chú, bác, anh ruột, chị ruột,...

    Điều kiện để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là gì?

    Thứ nhất, cha mẹ có thể thỏa thuận với nhau để thay đổi người trực tiếp nuôi con làm sao đảm bảo được quyền lợi cũng như môi trường phát triển tốt nhất cho đứa trẻ.

    Thứ hai, chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không con còn đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

    Thứ ba, nếu con đủ từ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

    Nếu con trên 7 tuổi, phải xem nguyện vọng của con trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

    Nếu con trên 7 tuổi, phải xem nguyện vọng của con trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh hành vi đánh đập của mẹ kế của cháu, đồng thời cháu có nguyện vọng được ở với mẹ thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con từ cha sang cho mẹ. 

    Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn thực hiện thế nào?

    Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn thực hiện như thế nào là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Theo đó thủ tục này được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự lần lượt như sau:

    Hồ sơ cần có để đòi lại quyền nuôi con

    Để đòi lại quyền nuôi con bạn cần chuẩn bị:

    • Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

    • Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.

    • Giấy khai sinh của con.

    • Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).

    Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023

    Đơn yêu cầu đòi lại quyền nuôi con nộp ở đâu?

    Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể là vụ án tranh chấp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được hoặc do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện dẫn đến người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con.

    Nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con

    Nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con

    Theo đó, tranh chấp (không thỏa thuận được mà phải khởi kiện) hay yêu cầu (thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Đồng thời, điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

    i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

    Như vậy, thẩm quyền giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.

    Thời hạn giải quyết việc đòi lại quyền nuôi con

    Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:

    • Đối với trường hợp khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 - 06 tháng.

    • Đối với trường hợp yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 - 03 tháng.

    Thời hạn giải quyết trường hợp khởi kiện từ 4-6 tháng

    Thời hạn giải quyết trường hợp khởi kiện từ 4-6 tháng

    Tuy nhiên, thực tế có thể thời gian giải quyết ngắn hoặc hoặc dài hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

    Lệ phí thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con

    Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí và lệ phí thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đều là 300.000 đồng.

    Trên đây, Luật sư LHLegal đã cung cấp đến bạn nội dung liên quan đến muốn thay đổi quyền nuôi con. Chúng tôi - Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

    Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình

    Dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại về lĩnh vực hôn nhân gia đình của LHLegal cam kết giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình.

    Liên hệ ngay với luật sư hôn nhân và gia đình LHLegal để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc pháp lý của quý khách trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

    Xem thêm video "Muốn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn có được không" của LHLegal bạn nhé!

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat