>>> Của hồi môn là gì? Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?
>>> Thủ tục ly hôn mới nhất 2025: Hồ sơ, quy trình & thời gian giải quyết
Câu hỏi:
Trả lời:
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LHLegal, sau đây Luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua những nội dung dưới đây:
Của hồi môn có được coi là tài sản riêng không?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
“Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo thỏa thuận; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của một bên và tài sản khác theo quy định của pháp luật…”
Trong đó, của hồi môn nếu được cha mẹ tặng cho con gái hoặc con trai riêng biệt vào ngày cưới, được xác nhận rõ ràng là cho tặng riêng, không nhằm chung cho cả cặp vợ chồng, thì về nguyên tắc được coi là tài sản riêng. Hoặc trong trường hợp của hồi môn được cho trước khi đăng ký kết hôn thì của hồi môn được xem là tài sản riêng của một bên.
Ngược lại, nếu không có chứng cứ xác định việc tặng cho ai cụ thể, và tài sản đó được cả hai vợ chồng sử dụng, chi tiêu chung, thì rất có thể là tài sản chung tại Điều 33 Luật HNGĐ 2014 (về tài sản chung);
Nếu có thỏa thuận về chế độ tài sản, có thể định hướng theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận (theo Điều 28 và 47 Luật HNGĐ 2014).
Của hồi môn sử dụng chung trong hôn nhân có còn là tài sản riêng?
Việc của hồi môn được tặng riêng ban đầu nhưng sau đó được sử dụng chung trong hôn nhân là một điểm dễ gây tranh chấp nhất khi ly hôn.
Trường hợp vẫn được công nhận là tài sản riêng
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ/chồng có quyền định đoạt, nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Việc sử dụng tài sản riêng phục vụ cho đời sống chung không đương nhiên làm thay đổi bản chất pháp lý của tài sản đó, nếu không có bằng chứng cho thấy bên sở hữu đồng ý nhập vào tài sản chung.
Ví dụ: Vợ được tặng 5 cây vàng trong ngày cưới, có clip ghi lại cha mẹ nói rõ "cho riêng con gái". Trong thời kỳ hôn nhân, số vàng được mang gửi tiết kiệm đứng tên riêng người vợ. Khi ly hôn, số vàng này vẫn được xác định là tài sản riêng.
Trường hợp tài sản có thể bị xem là tài sản chung
Nếu bên nhận tài sản không thể chứng minh đó là cho tặng riêng hoặc thỏa thuận nập tài riêng vào tài sản chung thì tài sản đó có thể là tài sản chung.
Một số yếu tố Tòa án thường xem xét:
-
Ai là người đứng tên sở hữu tài sản sau khi sử dụng?
-
Có thỏa thuận rõ ràng về quyền sở hữu không?
-
Việc sử dụng tài sản có được cả hai bên đồng thuận, sử dụng vì lợi ích gia đình hay không?
Nếu bên vợ/chồng không đưa ra được tài liệu chứng minh, Tòa sẽ áp dụng nguyên tắc tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung (theo Điều 33 Luật HNGĐ 2014).
Của hồi môn khi ly hôn thì được chia như thế nào?
Trường hợp là tài sản riêng
Nếu chứng minh được tài sản là của riêng, thì khi ly hôn, người sở hữu có toàn quyền giữ lại, không phải chia.
Căn cứ: Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”
Trường hợp là tài sản chung
Căn cứ: Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: việc chia tài sản chung do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi nhưng dựa trên các yếu tố sau:
-
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
-
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
-
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
-
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trường hợp tài sản được tặng chung
Nếu có chứng cứ rằng cha mẹ hai bên hoặc một bên tặng cho chung (có lời nói, bằng chứng, xác nhận...), thì dù tài sản đến từ bên vợ hay bên chồng vẫn được xác định là tài sản chung.
Nếu cha mẹ hai bên hoặc một bên tặng cho chung thì được xác định là tài sản chung
Lưu ý khi chứng minh của hồi môn là tài sản riêng
Việc chứng minh là nghĩa vụ của người cho rằng tài sản đó thuộc sở hữu riêng. Một số loại chứng cứ có thể sử dụng gồm:
-
Clip, hình ảnh ngày cưới ghi lại lời tặng riêng ("cho riêng con gái");
-
Văn bản, giấy tờ chứng minh tặng cho riêng (hợp đồng tặng cho tài sản riêng, di chúc...);
-
Sổ tiết kiệm, hợp đồng đứng tên riêng;
-
Nhân chứng khách quan (người thân, bạn bè...);
-
Tài liệu khác như: biên bản họp gia đình, thỏa thuận trước hôn nhân...
Không có chứng cứ tài sản được xem là chung (theo Điều 33 Luật HNGĐ).
Làm sao để bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi ly hôn?
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn hãy thực hiện các điều sau đây:
-
Thỏa thuận rõ từ đầu: Khi nhận của hồi môn, nên yêu cầu cha mẹ lập văn bản xác nhận là tặng cho riêng (có công chứng càng tốt);
-
Giữ chứng cứ gốc: ảnh, video, giấy tờ tặng cho, sổ đỏ/sổ tiết kiệm đứng tên riêng;
-
Không nhập nhằng tài sản: hạn chế sử dụng tài sản riêng để đầu tư vào tài sản chung nếu không có văn bản xác lập;
-
Lập thỏa thuận tài sản hôn nhân: Theo khoản 1 điều 28 và Điều 47 Luật HNGĐ, vợ chồng có quyền lập văn bản thỏa thuận chế độ tài sản trước hoặc trong hôn nhân;
-
Khi ly hôn, nên có luật sư: để bảo vệ tối đa quyền lợi, nhất là trong các tranh chấp tài sản lớn, có yếu tố khó chứng minh như của hồi môn.
Của hồi môn nếu được xác lập rõ ràng là tài sản riêng thì khi ly hôn không phải chia. Tuy nhiên, nếu không có chứng cứ rõ ràng hoặc đã sử dụng chung trong hôn nhân, tài sản đó dễ bị coi là tài sản chung và phải chia theo nguyên tắc luật định. Việc chuẩn bị kỹ càng chứng cứ, thỏa thuận tài sản, và sự hỗ trợ của luật sư sẽ giúp bạn tránh thiệt hại khi hôn nhân kết thúc.
LHLegal - Luật sư tư vấn ly hôn, chia tài sản chuyên nghiệp Nếu bạn đang băn khoăn về cách xử lý tài sản như của hồi môn, vàng cưới, nhà đất tặng riêng,... hãy liên hệ LHLegal để được hỗ trợ pháp lý chuyên sâu, nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Chồng tẩu tán tài sản trước khi ly hôn phải làm gì để ngăn chặn? (29.02.2024)
Muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý phải làm sao? (02.12.2022)
Gửi đơn ly hôn lên tòa nhưng không nhận được phản hồi phải làm sao? (24.11.2022)
Chồng đi tù vợ có được ly hôn không? Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù? (18.11.2022)
Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù? (05.11.2022)
Bố cho nhà khi đã có chồng, vậy nhà đó có phải tài sản riêng? (03.10.2022)
Chồng đòi ly hôn do không sinh được con trai có được pháp luật cho phép? (29.09.2022)
02 trường hợp được cấm chồng cũ gặp con sau ly hôn (20.09.2022)