logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Đánh trả người khác có được xem là phòng vệ chính đáng?

Thế nào là phòng vệ chính đáng? Khi bị người khác đánh và chống trả lại có được xem là phòng vệ chính đáng? Hành vi đánh kẻ trộm cắp có bị xử lý? Xem ngay bài viết sau đây để được giải đáp bạn nhé!

    >>> Đánh người thi hành công vụ thì bị xử lý như thế nào?

    >>> Bị người tâm thần đánh gây thương tích, đòi ai bồi thường?

    Đánh trả người khác có được xem là phòng vệ chính đáng?

    Đánh trả người khác có được xem là phòng vệ chính đáng?

    Câu hỏi:

    Chuyện là trong buổi nhậu anh em có tranh luận vấn đề thì có người kia to tiếng chửi mắng tôi vì không hợp ý. Sau đó khi ra về anh ta còn chặn xe tôi ngoài ngõ và dùng tay đấm liên tiếp vào mặt khiến tôi bị ngã. Trong lúc ngã xuống, vì quá hoảng loạn tôi đã vơ được viên gạch ném về phía người đó rồi tôi bỏ chạy nhưng bị bắt lại. Chưa hết, gia đình người này (4 người) cũng lao ra và dùng gậy, gạch đánh tôi bị đa chấn thương vùng đầu khâu 1 mũi. Sau khi lên công an tôi mới biết viên gạch tôi ném trúng tai người kia và họ phải đi khâu 4 mũi. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp chống trả của tôi có được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không? Và tôi có thể kiện lại gia đình họ không?

    Trả lời:

    Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Dựa trên nội dung bạn đã trình bày thì người này đã chặn xe, đấm liên tiếp vào mặt bạn và không có dấu hiệu dừng lại nên bạn đã có hành vi vơ một viên gạch khoảng (¼ viên) ném về phía người đó trúng đằng sau tai phải khâu 4 mũi. Qua đó nhận thấy hành vi chống trả của bạn là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ chính mình. Vì vậy, căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về phòng vệ chính đáng như sau:

    “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

    Có thể thấy, trong tình huống của bạn, người này sau khi đánh ngã bạn vẫn có ý định tấn công tiếp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của bạn nên bạn đã có hành vi tự vệ bằng cách gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó. Như vậy, bước đầu có thể thấy rằng bạn đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng. 

    Tuy nhiên, Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    …”

    Mức thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Do bạn không cung cấp thông tin về mức độ thương tật của người kia nên trường hợp này chưa đưa ra được kết luận rằng bạn có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không.Nếu mức độ thương tật của người kia là 31% đến 60% thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 BLHS hiện hành. Mức phạt thấp nhất bạn có thể chịu là 5.000.000 và cao nhất là tù không giam giữ 03 năm.

    Tuy nhiên, hành vi tấn công của 4 người còn lại trong gia đình kia đối với bạn là hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Cụ thể Điều 134 Bộ luật hình sự quy định:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    …”

    Bên cạnh đó, mặc dù chưa xác định được mức thương tật nhưng bạn hoàn toàn có quyền kiện 4 người kia vì tội cố ý gây thương tích và yêu cầu đòi bồi thường theo quy định pháp luật. 

    Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại. 

    Vì bạn ném viên gạch khiến cho người này bị khâu 4 mũi trong trường hợp phòng vệ chính đáng nên bạn không phải bồi thường cho người đàn ông này.

    Trên đây là nội dung tư vấn mà LHLegal - Luật sư hình sự giỏi gửi đến bạn. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn. Trường hợp bạn cần luật sư bào chữa vụ án hình sự hãy liên hệ ngay với LHLegal qua tổng đài 1900 2929 01 chúng tôi sẽ bảo vệ bạn hết sức có thể. Đồng thời nếu bạn cần hỗ trợ khởi kiện tội cố ý gây thương tích và yêu cầu bồi thường hay liên hệ với chúng tôi.

    Đánh kẻ trộm vào nhà có được xem là phòng vệ chính đáng?

    Đánh kẻ trộm vào nhà có được xem là phòng vệ chính đáng?

    Hỏi:

    Xin chào luật sư, tuần trước nhà tôi có trộm vào trộm cắp một số tài sản như điện thoại, laptop…Ba tôi vì bắt tên trộm đã có hành vi túm cổ hắn lại và bị hắn đánh mạnh vào người và dùng dao đe dọa. Tôi vì bảo vệ ba và số tài sản đã nhanh chân cầm cây gỗ đánh vào vai tên trộm kiến hắn bất tỉnh và bị thương nặng (tỷ lệ thương tích là 25%). Luật sư cho tôi hỏi hành vi chống trả của tôi để bảo vệ ba mình sẽ bị xử lý ra sao? Cảm ơn Luật sư.

    Trả lời:

    Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Theo thông tin mà bạn cung cấp thì tên trộm đã có hành vi trộm cắp điện thoại, laptop đồng thời có hành vi đánh mạnh và dùng dao đe dọa. Theo đó, tên trộm đã có hành vi xâm phạm đến tài sản và sức khỏe của ba bạn nên bạn đã có hành vi chống trả lại bằng cách dùng cây đánh người này bị thương nặng (tỷ lệ thương tật là 25%). Qua đó nhận thấy hành vi chống trả của bạn là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ người thân mình. Vì vậy, căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về phòng vệ chính đáng như sau:

    “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

    Có thể thấy, người này sau khi đánh ba bạn còn có hành vi dùng dao đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của ba bạn nên bạn đã có hành vi dùng cây đánh lại người đó. Như vậy, bước đầu có thể thấy rằng bạn đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng. 

    Mức thương tật mà bạn gây ra cho tên trộm là 25% nên căn cứ vào Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    …”

    Theo đó tỷ lệ thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Hành vi đánh trả lại của bạn gây tỷ lệ thương tật là 25% nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 

    Trên đây là nội dung tư vấn mà LHLegal -Luật sư tư vấn hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến bạn. Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn và gia đình. Trường hợp bạn cần tư vấn pháp luật về hình sự hãy liên hệ ngay với LHLegal - đội ngũ Luật sư bào chữa và bảo vệ giỏi sẽ hỗ trợ bạn.

    Dịch vụ luật sư tư vấn hình sự giỏi - Công ty Luật TNHH LHLegal

    Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn pháp luật hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ. Các Luật sư, cố vấn pháp lý của LHLegal đã từng tham gia giải quyết nhiều vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

    Dịch vụ luật sư tư vấn hình sự giỏi - Công ty Luật TNHH LHLegal

    LHLegal - Luật sư chuyên hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên bào chữa các vụ án hình sự cụ thể là các vụ án về ma túy, chiếm đoạt tài sản hay giết người và những vụ án khác. Luật sư LHLegal luôn biện hộ giúp cho khách hàng của mình được giảm nhẹ tội và bảo vệ lợi ích của khách hàng một cách triệt để đúng với quy định pháp luật. Chúng tôi luôn đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu và mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng, bảo vệ công lý cho xã hội.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat