Hỏi:
Trả lời:
Công ty luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn hình sự giỏi tại thành phố Hồ Chí Minh trả lời bạn như sau:
Bể nợ là gì?
Bể nợ hay vỡ nợ là việc không trả được nợ gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán. Vỡ nợ có thể xảy ra khi người vay không thể thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc ngừng thanh toán.
Cá nhân, doanh nghiệp hay thậm chí là các quốc gia cũng có thể rơi vào tình trạng bể vỡ nợ nếu họ không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nợ của mình.
Bể nợ không có tiền trả có bị đi tù không?
Theo thông tin mà chị cung cấp thì chị có vay tiền để đầu tư nhưng không may bị vỡ nợ. Tính tới hiện tại thì số tiền mà chị nợ là gần 01 tỷ đồng và không có khả năng trả. Vì chị không trình bày chi tiết về hành vi không trả nợ của chị sau đó chị có bỏ trốn hay không, và chị đã thỏa thuận gì với chủ nợ chưa nên LHLegal sẽ tư vấn theo 02 trường hợp như sau:
Trường hợp không có khả năng trả nợ
Trong trường hợp chị không trả nợ do không có khả năng chi trả, nhưng chị không có hành vi bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tiền vay thì đây là tranh chấp dân sự. Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ như sau:
“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Nếu không có khả năng trả nợ, bên vay có thể thỏa thuận với bên cho vay
Do đó chị có thể thỏa thuận với bên cho vay cho bạn chậm trả nợ. Tuy nhiên có thể bạn sẽ phải chịu theo 1 khoản lãi tương ứng với số tiền chị chưa trả được do các bên thỏa thuận. Nếu chị không trả tiền thì bên cho vay có thể khởi kiện chị ra Tòa dân sự để đòi lại tiền. Trường hợp chị vẫn không có khả năng thanh toán thì bên cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của chị để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay.
Trường hợp cố tình không trả nợ và có hành vi bỏ trốn
Còn trong trường hợp chị cố tình không trả, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tiền vay thì chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
“Người nào thực hiện hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì có thể bị bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Vì số tiền mà chị vay, tính đến hiện tại lên đến gần 1 tỷ đồng nên nếu chị có hành vi bỏ trốn hoặc thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền thì căn cứ theo Khoản 4 Điều 174 BLHS hiện hành chị có thể đối diện với mức phạt tù từ 12 - 20 năm tù.
Nếu có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tiền thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trên đây là câu trả lời mà LHLegal - Luật sư giỏi hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến chị. Hi vọng câu trả lời giúp ích được cho chị. Trong trường hợp chị cần luật sư bào chữa về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay liên hệ với với LHLegal - Luật sư tư vấn hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Liên hệ với chúng tôi qua những hình thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Luật sư Hoà trả lời báo Thanh niên thắc mắc của người dân về: Tẩy nốt ruồi trên mặt, có ảnh hưởng đến căn cước công dân? (11.03.2023)
Con cái bất hiếu, bố mẹ có đòi lại được đất đã cho? (05.10.2022)
Mua nhầm xe trộm cắp, phải làm sao? (04.10.2022)
Di chúc viết tay không công chứng có hợp pháp? (20.09.2022)
Tài xế tông xe nhưng không đền tiền phải làm sao? (12.09.2022)
Con nuôi có được chia nhà đất như con ruột? (05.09.2022)
Tông chết người không do lỗi của mình có phải bồi thường không? (31.08.2022)
Con vay tiền cha mẹ có phải trả nợ thay không? (30.08.2022)