logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

02 trường hợp được cấm chồng cũ gặp con sau ly hôn

Chuyện nhiều người cấm vợ/chồng cũ gặp gỡ, thăm nuôi con cái sau ly hôn không phải là hiếm gặp. Vậy có được cấm vợ/chồng cũ gặp con sau ly hôn không? Trong bài viết này LHLegal sẽ trả lời cho bạn thắc mắc trên. Nếu cần trợ giúp pháp luật vui lòng liên hệ 1900 2929 01 hoặc gửi mail về: Hoa.Le@LuatsuLH.com để đặt lịch hẹn với luật sư.

    02 trường hợp được cấm chồng cũ gặp con sau ly hôn

    Câu hỏi:

    Luật sư cho tôi hỏi, hiện vợ chồng tôi đã ly hôn được 3 năm. Chúng tôi có 1 bé gái con chung nhưng vì đời sống chồng tôi khá phức tạp. Chồng tôi là dân “anh, chị" nay đã có vợ mới nên tôi không cho chồng gặp con sau ly hôn vì sợ con bị ảnh hưởng xấu bởi nhà chồng cũ. Tôi làm vậy có đúng luật không. Có trường hợp nào được cấm chồng gặp con sau ly hôn không Luật sư?

    Nội dung tư vấn:

    LHLegal đã nhận được câu hỏi của chị. Luật sư giỏi hôn nhân gia đình của chúng tôi gửi đến chị nội dung tư vấn như sau:

    Có được cấm chồng gặp con sau ly hôn không?

    Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ:

    “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

    Theo quy định này, cả hai vợ, chồng đều phải tôn trọng việc nuôi dưỡng con của người được trực tiếp nuôi con và việc chăm sóc con của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, người nào không trực tiếp nuôi con phải thực hiện cấp dưỡng theo thỏa thuận của hai vợ, chồng.

    Đặc biệt, tuyệt đối không được cản trở nuôi thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con. Đây là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.

    Vợ không được quyền cấm chồng cũ thăm nom con

    Vợ không được quyền cấm chồng cũ thăm nom con

    Do đó, sau khi ly hôn, nếu con gái do chị nuôi dưỡng chăm nom, giáo dục thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng và chị không được cấm chồng cũ mình thăm con chung của hai người như những lý do mà chị chia sẻ ở trên. 

    Hạn chế quyền thăm nuôi con của vợ/chồng trái luật bị xử lý ra sao?

    Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu ngăn cấm không cho chồng cũ/vợ cũ thăm con sau ly hôn là hành vi bạo lực gia đình.

    Theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ai vi phạm hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể tại Điều 56 Nghị định này nêu rõ:

    “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

    Theo quy định trên nếu vợ cũ không cho chồng cũ thăm con sau khi ly hôn có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng.

    Ngăn cản chồng cũ thăm con có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng

    Ngăn cản chồng cũ thăm con có thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng

    02 Trường hợp được cấm chồng cũ gặp con sau ly hôn

    Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định thêm:

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Quy định này có thể hiểu rằng: nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể bị hạn chế quyền thăm con của người đó.

    Cũng theo quy định này, Tòa án chỉ ra quyết định, bản án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu có yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi con.

    Như vậy, chỉ có 02 trường hợp mà chị được yêu cầu Tòa án hạn chế chồng cũ gặp con mình gồm:

    • Phát hiện chồng cũ lợi dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    • Hoặc chồng cũ chị lợi dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con của chị.

    Vợ được cấm chồng cũ thăm con nếu gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc con của mình

    Vợ được cấm chồng cũ thăm con nếu gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc con của mình

    Xem thêm: Không gửi tiền nuôi con sau ly hôn bị xử lý sao?

    Thủ tục yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

    Để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của chồng sau khi đã ly hôn, chị  cần thực hiện các thủ tục sau:

    Để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn, người đang trực tiếp nuôi con cần thực hiện theo thủ tục sau:

    Chuẩn bị hồ sơ

    Đầu tiên, chị hay chuẩn bị các giấy tờ gồm:

    • Quyết định ly hôn (bản sao);

    • Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con;

    • CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao);

    • Chứng cứ, chứng minh chồng có hành vi lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con.

    Tòa án có thẩm quyền giải quyết

    Theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi mà cha/mẹ đang cư trú, làm việc.

    Hoặc tại điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nơi có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp huyện nơi người con cư trú.

    Phí, lệ phí Tòa án là bao nhiêu?

    Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, lệ phí trong trường hợp này được quy định như sau:

    • Lệ phí sơ thẩm: 300.000 đồng.

    • Lệ phí phúc thẩm: 300.000 đồng.

    Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hoặc muốn tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay với văn phòng luật sư tư vấn hôn nhân LHLegal. Chúng tôi sở hữu đội ngũ Luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tận tình nhất.

    văn phòng luật sư tư vấn hôn nhân LHLegal

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat