logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Không chu cấp có được quyền thăm con sau khi đã ly hôn không?

Sau khi ly hôn, cha/mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho đến khi con trưởng thành. Vậy Nếu không chu cấp có được quyền thăm con? Làm thế nào để yêu cầu người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cho con?

    Không chu cấp có được quyền thăm con sau khi đã ly hôn không?

    Câu hỏi:

    Tôi và chồng cũ đã ly hôn được 2 năm và hiện tại con tôi được 2 tuổi. Khi ly hôn hai vợ chồng thỏa thuận tôi sẽ là người nuôi con và chồng sẽ chu cấp cho con 5 triệu mỗi tháng cho đến khi con trưởng thành. Nhưng chồng cũ chỉ chu cấp được 2 tháng và sau đó không chu cấp nữa. Vậy chồng cũ không chu cấp có được quyền thăm con? Tôi cần làm gì để bắt chồng cũ phải chu cấp cho con tôi? Xin luật sư tư vấn giúp tôi.

    Trả lời:

    Cám ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LHLegal. Đối với vấn đề của chị, luật sư LHLegal xin tư vấn như sau:

    Quy định pháp luật về việc chu cấp cho con sau khi ly hôn

    Cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ của cha/mẹ đối với con cái của mình. Theo Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc cấp dưỡng như sau:

    “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

    Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

    Tại Điều 166 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về mức cấp dưỡng như sau:

    “1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

    Pháp luật không quy định rõ mức cấp dưỡng sau ly hôn là bao nhiêu

    Pháp luật không quy định rõ mức cấp dưỡng sau ly hôn là bao nhiêu

    Qua đó, chưa có bất kỳ văn bản chính thức nào quy định rõ mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu. Theo đó sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, nghĩa là người phải cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ thỏa thuận trực tiếp với người trực tiếp nuôi con.

    Căn cứ để xác định mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ dựa vào một số yếu tố như: Mức thu nhập hàng tháng của người cấp dưỡng, việc học hành của con, môi trường sống xung quanh,... Nếu như thỏa thuận không được mức cấp dưỡng thì Tòa án sẽ dựa vào những căn cứ trên để giải quyết.

    Phương thức cấp dưỡng

    Theo Điều 177 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

    Các bên có thể tự thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023

    Không chu cấp có được quyền thăm con sau khi ly hôn?

    Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quy định:

    “Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Qua đó, quyền thăm non và nghĩa vụ cấp dưỡng con là hai quyền và nghĩa vụ riêng biệt, không liên quan nhau. Vì vậy nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện thì quyền thăm non vẫn được đảm bảo. Điều này có nghĩa họ vẫn được quyền thăm nom và gặp gỡ con bình thường.

    Không cấp dưỡng con vẫn được quyền thăm nom và gặp gỡ con

    Không cấp dưỡng con vẫn được quyền thăm nom và gặp gỡ con

    Theo đó, pháp luật cũng quy định rõ người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Quyền thăm nom chỉ bị hạn chế khi có quyết định của Tòa án, cụ thể Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    “1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    b) Phá tán tài sản của con;

    c) Có lối sống đồi trụy;

    d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

    Làm thế nào để yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng cho con?

    Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

    Tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:

    “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

    • Người thân thích

    • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

    • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

    • Hội liên hiệp phụ nữ

    Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

    Qua đó, nếu cha/mẹ có nghĩa vụ chu cấp cho con sau ly hôn nhưng không thực hiện đầy đủ thì người trực tiếp nuôi con hoặc người/tổ chức có quyền như trên sẽ làm đơn yêu cầu gửi đến Tòa án nơi đã ra quyết định để buộc đối phương phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.

    Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cho con sau khi ly hôn bị xử lý thế nào?

    Nếu trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cho con sau ly hôn sẽ bị xử phạt hành chính hay nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Dựa theo Điểm b Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:

    “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    … b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy nếu trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.

    Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị xử phạt 5-10 triệu đồng

    Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị xử phạt 5-10 triệu đồng

    Ngoài ra nếu có đủ các dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể:

    “Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

    Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Trên là những thông tin về việc không chu cấp có được quyền thăm con không? Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

    Nếu như bạn còn câu hỏi nào hay muốn tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay với luật sư tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn LHLegal. Với đội ngũ Luật sư và cộng sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tận tâm nhất.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat