logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển đổi sang đất thổ cư được không?

Ông bà thường hay để lại cho con cháu đất đai mà ngày xưa sử dụng để mưu sinh. Trong đó có đất nuôi trồng thủy sản, hiện nay có rất nhiều người muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất thổ cư. Vậy đất nuôi trồng thủy sản có chuyển qua đất thổ cư được hay không? Hồ sơ và thủ tục như thế nào?

    Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển đổi sang đất thổ cư được không?

    Câu hỏi:

    Tôi hiện đang sinh sống tại Sơn La và đang sở hữu khoảng 800m2 đất nuôi trồng thủy sản. Nay tôi muốn chuyển sang đất ở được không? Thủ tục chuyển đổi như thế nào và chi phí ra sao? Rất mong được luật sư tư vấn và giúp đỡ.

    Trả lời:

    Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LHLegal, Luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn vấn đề “Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển đổi sang đất thổ cư được không?” như sau:

    Đất nuôi trồng thủy sản là gì?

    Theo quy định tại thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất nuôi trồng thủy sản là loại đất sử dụng để nuôi trồng chủ yếu các loại thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định các nhóm đất nông nghiệp gồm:

    “1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

    b) Đất trồng cây lâu năm;

    c) Đất rừng sản xuất;

    d) Đất rừng phòng hộ;

    đ) Đất rừng đặc dụng;

    e) Đất nuôi trồng thủy sản;

    g) Đất làm muối;

    h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

    Như vậy, đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp, mục đích sử dụng để nuôi, trồng thủy sản ở cả nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

    Có chuyển mục đích sử dụng đất thủy sản lên đất thổ cư được không?

    Việc chuyển mục đích sử dụng đất còn phải căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng.

    Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

    Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013:

    “1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

    b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

    c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

    e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”

    Căn cứ quy định trên thì đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại đất nông nghiệp nên sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy định. Người sử dụng đất nuôi trồng thủy sản được chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất thổ cư nhưng phải xin phép Ủy ban nhân dân huyện.

    Xem thêm: Đất đai có mấy loại? Căn cứ để xác định loại đất như thế nào?

    Hồ sơ và thủ tục chuyển đổi đất thủy sản lên thổ cư

    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:

    Hồ sơ xin chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản lên thổ cư gồm:

    • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT;

    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    • Bản sao sổ hộ khẩu.

    • CMND/CCCD của chủ sở hữu đất.

    Bước 2. Nộp hồ sơ:

    Người có nhu cầu chuyển đổi đất nuôi trồng thuỷ sản tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất.

    Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ cũng như xác minh thực địa nếu cần thiết. Sau đó trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng; chỉ đạo Cơ quan đăng ký đất đai các cấp cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

    Hồ sơ khi đã đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ xác nhận mục đích sử dụng đất vào Sổ đỏ, đơn đăng ký, bên cạnh đó là cập nhật, chỉnh lý biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

    Bước 3. Nhận kết quả:

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.  Do đó, khi người có nhu cầu chuyển đổi cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Cơ quan thuế thì sẽ nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ đất sẽ được giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất

    Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ đất sẽ được giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất

    Phí chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở

    Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở, chủ đất phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính gồm lệ phí trước bạ và các khoản lệ phí khác theo quy định của mỗi địa phương.

    Số tiền thuế đất cần phải nộp = Diện tích đất cần tính thuế x Giá 1m2 đất sử dụng x Thuế suất (%) trừ đi số thuế được miễn giảm nếu có

    Lệ phí địa chính của mỗi địa phương sẽ khác nhau, tuy nhiên mức lệ phí này cơ bản được quy định như sau:

    • Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/lần.

    • Cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có QSDĐ (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) nhà nước áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

    • Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.

    Quy định về giá đền bù đất nuôi trồng thủy sản

    Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp, trong trường hợp Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được nhận bồi thường theo quy định tại Điều 77 Luật đất đai 2013, theo đó :

    “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

    Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất đo được nhận thừa kế. 

    Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

    Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/07/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”

    Như vậy đất nuôi trồng thủy sản khi Nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền. Giá đất bồi thường được tính trên cơ sở mức giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm thu hồi đất.

    Luật sư giỏi về đất đai tại TPHCM

    Đất đai là một lĩnh vực khó,các quy định về pháp luật đất đai còn chồng chéo và khó khăn khi thực hiện các thủ tục, đặc biệt là các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản lên thổ cư.

    Luật sư giỏi về đất đai tại TPHCM

    Nếu người thực hiện các quy trình, thủ tục không nắm rõ các quy định pháp luật dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức. Dẫn đến khó khăn khi giải quyết.

    Điều nên làm lúc này, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư nhà đất giỏi quận 3 Công ty Luật TNHH LHLegal, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị: Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục, đại diện cho Quý khách hàng làm việc với Cơ quan chức năng trong quá trình tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến bạn đọc.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat