logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Chồng tẩu tán tài sản trước khi ly hôn phải làm gì để ngăn chặn?

Người chồng có hành vi tẩu tán tài sản trước khi ly hôn thì bị xử lý như thế nào? Làm sao để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản? Tất cả sẽ Luật sư LHLegal giải đáp trong bài viết này.

    Chồng tẩu tán tài sản trước khi ly hôn phải làm gì để ngăn chặn?

    Câu hỏi:

    Tôi và chồng đã kết hôn được 5 năm và cùng nhau tiết kiệm được 700 triệu đồng. Tôi đã để chồng đứng tên để mở sổ tiết kiệm gửi ngân hàng. Đến nay vợ chồng tôi xảy ra mâu thuẫn và không thể hàn gắn được dẫn đến quyết định ly hôn. Tuy nhiên hôm qua tôi kiểm tra và phát hiện chồng tôi đã rút tất cả số tiền trong sổ tiết kiệm và gửi vào tài khoản của chồng tại một ngân hàng khác. Vậy tôi phải làm gì để phong tỏa số tiền kia chờ khi ly hôn để phân chia? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

    Trả lời:

    Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LHLegal. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật quy định

    Hiện nay vấn nạn ly hôn giữa các cặp đôi dần trở nên phổ biến và trẻ hóa hơn. Có thể thấy việc ly hôn là lựa chọn cuối cùng để giải quyết việc bạo hành, không chung thủy,... hay những căng thẳng, mâu thuẫn, bất đồng quan điểm.

    Việc vợ chồng quyết định ly hôn sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân ràng buộc giữa hai bên trên phương diện pháp luật sau khi bản án, quyết định ly hôn được Tòa án thông qua. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của vợ hoặc chồng, đặt biệt là các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

    Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề tài sản chung của vợ chồng như sau:

    “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

    Qua quy định trên, số tiền cả hai vợ chồng tiết kiệm được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Việc chồng bạn đứng tên sổ tiết kiệm không phải là căn cứ để chứng minh đây là tài sản riêng của chồng bạn. Ngoài ra, vợ chồng bạn không có văn bản phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên số tiền này được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

    Tiền tiết kiệm được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng

    Tiền tiết kiệm được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng

    Biện pháp ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản trước ly hôn?

    Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Khi phát hiện một bên chồng hoặc vợ có hành vi tẩu tán tài sản trước khi ly hôn thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ tài sản chung nhằm để bảo đảm quyền lợi của bản thân.

    Tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

    “2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.”

    Theo đó các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

    “...

    6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

    7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

    8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

    9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

    10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

    11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

    12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

    13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

    14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

    15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

    16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

    17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.”

    Cụ thể các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản chung như: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; kê biên tài sản đang tranh chấp.

    Bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản

    Bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản

    Tại Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước như sau:

    “Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”

    Điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về kê biên tài sản đang tranh chấp như sau:

    “1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

    2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.”

    Yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu

    Tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

    Nếu hợp đồng đã ký kết với mục đích để trốn tránh nghĩa vụ phân chia tài sản chung thì hợp đồng này được xem là giả tạo nên đương nhiên nó sẽ vô hiệu mà không cần Tòa án tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên, việc Tòa tuyên bố hợp đồng giả mạo là vô hiệu vẫn cần được thực hiện bởi người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Theo đó thời hiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giả tạo vô hiệu không bị hạn chế.

    Trên là nội dung tư vấn về nội dung “Chồng tẩu tán tài sản trước khi ly hôn phải làm gì để ngăn chặn” mà LHLegal đã gửi đến bạn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc nào khác bạn hãy liên hệ ngay với luật sư ly hôn HCM LHLegal nhé, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng nhanh chóng nhất.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat